Khuyến mãi
Mở cửa miễn phí 3 ngày Tết tại khu di sản Huế
Miễn vé tham quan Di sản Huế vào dịp lễ Quốc Khánh 2-9
Miễn phí, giảm giá vé cho khách tham quan Đại Nội đêm
Tuần lễ vàng du lịch tại di sản Huế lần 4 - 2015
Huế tiếp tục mở Tuần lễ vàng kích cầu du lịch
Hoàng cung Huế giảm 20% giá vé cho khách Việt
Miễn phí thăm quan di tích cố đô Huế trong 3 ngày Tết
Chương trình kích cầu du lịch Huế - Tháng vàng du lịch
VietJet Air tiếp tục bán vé máy bay siêu rẻ 9.000 đồng
Tháng vàng du lịch tại Di sản Huế
Jetstar Pacific bán vé máy bay giá 3.000 đồng/chặng
Thừa Thiên Huế: Phát động tháng bán hàng khuyến mại
Mở đường bay đến Huế và dành tặng 50 vé miễn phí cho người dân
Khởi động "Tuần lễ vàng du lịch tại Di sản Huế- Đợt 1-2014"
Huế khuyến mãi lớn để hút khách dịp cuối năm
Chào mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam
Vietnam Airlines sẽ tăng tần suất bay đi Hàn Quốc
VietJetAir bắt đầu bán 150.000 vé máy bay dịp Tết
VietJetAir mở bán 10.000 vé giá từ 99.000 đồng
Chủ thẻ VietinBank được giảm đến 65% tại Indochine Palace
Banyan Tree Lăng Cô giới thiệu chương trình ưu đãi mùa hè
Siêu khuyến mãi mùa hè tại Le Petit cafe
Chương trình kích cầu du lịch Huế 2013
Vì sao du khách bực mình?
( Thứ tư 09/12/2009 | Lượt xem: 5973 )
Du Lịch Huế - Sau một chuyến du lịch từ Nam ra Bắc, tôi phát hiện ra có quá nhiều sự khác nhau của “nền văn minh du lịch”. Nhưng, cũng có đi mới phát hiện du lịch Việt Nam còn nhiều cái… bực mình.
Cái đĩa mẻ và sự… kiêu hãnh!
Đã quá lâu rồi, chúng tôi chưa từng đi tàu với lộ trình dài, từ Phan Rang đi Hà Nội như thế này. Qua hai đêm ngủ lắc lư trên tàu, đến Hà Nội, tôi gọi ngay cho cô bạn từ thời trung học. Bạn bè tay bắt mặt mừng.
Tôi gợi ý ngay đến chuyện kiếm cái gì đó ở Hà Nội ăn vì cái bụng đang cồn cào. Cô bạn chính gốc Hà Nội của tôi đồng ý ngay và đảm bảo rằng “không ngon không lấy tiền!"
Hà Nội 36 phố phường lộng lẫy bởi ánh đèn hai bên hè phố. Chúng tôi chọn một quán phở trên đường Nguyễn Khuyến với bề ngoài rất bắt mắt. Đó là một quán phở ngay lề đường, khá đông thực khách đang ngồi ăn. Vì sợ chủ quán phát hiện là khách từ trong Nam ra, tôi để bạn gọi phở bằng giọng Hà Nội nhằm tránh chuyện “chặt chém”.
Bạn tôi gọi mỗi người một đĩa phở xào và một đĩa thịt ngan (vịt xiêm) hấp. Nhìn thật hấp dẫn. Nhưng tôi bất ngờ nhìn thấy đĩa phở trước mặt mình là một chiếc đĩa… mẻ! Chiếc đĩa không chỉ mẻ mà nó là một loại đĩa sành cũ rất bình thường, không có hoa văn. Thật không thể tưởng tượng được giữa Hà Nội lại có một cái quán phục vụ du khách bằng… đĩa mẻ. Tôi phàn nàn. Có lẽ vì sự tự ái của một người Hà Nội, bạn tôi đỏ mặt và kêu người phục vụ tới hỏi:
- Em có còn cái đĩa nào khác không ?!
Cô nhân viên phục vụ bước đi và buông một câu:
- Ối "dời", tưởng gì. Ăn phở chứ ăn đĩa đâu mà…!!!
Đĩa phở được bưng ra lần hai. Đĩa đã đổi, nhưng không biết phở có đổi hay chưa! Và “một cuộc” ăn phở Hà thành trong… im lặng bắt đầu. Sau này, mỗi khi đến các quán ăn khác ở Hà Nội, cô bạn tôi cảm thấy khó nói khi nhắc đến chiếc đĩa mẻ và bảo tôi đừng quan tâm đến nó. “Vì đó không phải là chuyện phổ biến của người Hà Nội!”.
Tôi đồng ý ngay, bởi cái đĩa mẻ không thể phủ lấp sự kiêu hãnh của bạn tôi, niềm tự hào Hà Nội. Nhưng đến giờ này tôi vẫn cứ thắc mắc. Với một nền văn minh như Hà Nội, người chủ cái quán phở kia hình như không bao giờ có niềm kiêu hãnh ấy!? Ở Hà Nội hiện giờ có bao nhiêu người chủ quán như thế?
Hình ảnh không đẹp ở khu di tích
Ngày hôm sau, từ Thủ đô Hà Nội, chúng tôi theo Quốc lộ 2 đến với Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ. Có thể nói, Đền Hùng là di tích lịch sử quốc gia lớn nhất cả nước. Có lẽ vì vậy mà người bạn kiêm hướng dẫn viên cho chúng tôi gọi đây là “thủ đô” của các điểm di tích lịch sử ở Việt Nam. Đền Hùng những ngày hè này không có nhiều khách bằng mùa xuân. Thế nhưng ở ngay cổng vẫn có hàng chục chiếc xe ca lớn chở khách theo tour từ Hà Nội lên đây.

Điểm đến đầu tiên của đoàn là Bảo tàng Hùng Vương ngay chân Đền. Với tôi, Đền Hùng không lạ. Thời trung học, chúng tôi từng “ăn dầm nằm dề” ở đây. Đền Hùng thật ấn tượng trước cảnh hùng vĩ của núi Nghĩa Lĩnh đất Phong Châu huyền thoại.
Nhưng chúng tôi khá bất ngờ là ở bảo tàng Hùng Vương, “đội quân” chụp ảnh dạo hôm ấy còn đông hơn cả du khách. Ngay khi khách xuống xe, “đội quân” này đã áp sát mời chào mặc dù thấy những người trong đoàn có mang theo máy ảnh.
Rời bảo tàng Hùng Vương, chúng tôi bắt đầu cuộc chinh phục núi Nghĩa Lĩnh. Ai cũng hăng hái để vượt trên 500 bậc thang và mong muốn được lên đến độ cao trên 175 mét so với mặt nước biển.
Nhưng mới lên đến đền Trung, một cảnh tượng không được đẹp mắt lại xuất hiện. Những người bảo vệ mặc sắc phục màu xanh hẳn hoi (lực lượng bảo vệ) lại ngồi hút thuốc lào, vắt chân lên ván ngay cửa Đền cho dù có khá nhiều du khách đang ở trước mặt. Ngoài cửa đền nào cũng có dòng chữ “Nơi tôn nghiêm” và “Đề nghị quí khách giữ trật tự, vệ sinh”.
Vậy mà những người bảo vệ cho sự tôn nghiêm của khu di tích ấy lại có thái độ coi thường khách tham quan như thế. Một chút buồn thoáng qua, chúng tôi lại vượt tiếp những tam cấp và quyết chinh phục đền Thượng.
Từ đỉnh núi Nghĩa Lĩnh nhìn xuống phía nam, xa xa là đầm Bạch Hạc ép sát “thành phố ngã ba sông”. Phía tây, một vùng công nghiệp mới đồ sộ của Lâm Thao đang vươn mình trong nắng sớm.
Và phía bắc, những ngọn đồi thoai thoải đan xen nhau xanh ngát một màu của chè và các loại cây công nghiệp. Tương truyền, trong số hàng trăm ngọn đồi trung du ở đất Phong Châu, vua Hùng Vương thứ mười tám chỉ chọn núi Nghĩa Lĩnh để đóng đô.
Chúng tôi xuống núi theo con đường phía sau đền để được chiêm ngưỡng đền Giếng, nơi tôn thờ hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Men theo con đường bê-tông nhỏ xuống phía sau chân đền, bắt gặp những người công nhân quét rác đang cần mẫn nhặt từng cọng lá vàng rơi cho con đường đẹp hơn - một hình ảnh trái ngược với những người bảo vệ trên cửa đền mà chúng tôi vừa gặp.
Chuyện chiếc quạt hỏng trên tàu Thống nhất
Trở vào miền Nam, các thành viên trong đoàn quyết định chọn tàu TN để một lần nữa khám phá những bí ẩn thuộc tuyến đường sắt độc nhất vô nhị của đất nước mình.
Khi chiếc tàu TN2 vừa rời khỏi ga Hà Nội cũng là lúc tôi phát hiện chiếc quạt gió ngay trên chỗ mình ngồi không quay. Càng trưa, trời Hà Nội như đổ lửa. Trời càng nóng thêm mỗi khi tàu phải dừng lại tránh những con tàu nhanh ngược chiều.
Tôi quyết định tìm gặp người phụ trách toa tàu để đề nghị sửa chữa chiếc quạt không quay. Nhưng khi gặp được người quản lí toa xe này thì chị lại bảo rằng phải đi gặp anh kĩ thuật điện trên tàu, chứ chị ấy không thể làm… thợ điện! Tôi nói rằng trách nhiệm của chị phải đi gọi chứ sao tôi biết được ai là nhân viên sửa quạt của nhà tàu? Chị nhân viên này đã bỏ đi chỗ khác mà không thấy quay lại toa xe mình phụ trách. Chờ mãi chẳng thấy ai đến sửa, tôi quyết định đi tìm Trưởng tàu để hỏi.
Rất may là gặp được người Trưởng tàu có tên Nguyễn Văn Luật. Một con người chững chạc khoảng 50 tuổi với nét mặt tươi cười (chứ không giống mấy cô nhân viên) mời tôi đến toa xe công vụ của Trưởng tàu.
Anh Luật tâm sự, do tàu phải rời ga ngay, nên không chú ý việc kiểm tra có những chiếc quạt hỏng và mong hành khách thông cảm. Anh Luật đã dùng chiếc giường của Trưởng tàu, mời thành viên nhí trong đoàn chúng tôi đến nằm nghỉ suốt hành trình từ Hà Nội vào ga Tháp Chàm, vì cháu đã có triệu chứng dị ứng và cảm sốt. Dù vậy, còn những hành khách khác thì sao? Họ đành phải chịu sức nóng oi bức trong chuyến hành trình dài?
Điều “đau khổ” nhất của hành khách đi trên con tàu TN2 (và cả TN1) có lẽ là chuyện đi vệ sinh. “Nhà” vệ sinh trên toa xe là một phòng giáp với toa xe kế tiếp. Mặc dù có vòi nước với hàng chữ “tiết kiệm nước” nhưng cực chẳng đã mới phải vào nhà vệ sinh này vì nó có mùi cực kì khó chịu.
Chuyến du hành Bắc - Nam của chúng tôi kết thúc tại ga Tháp Chàm vào lúc 2 giờ sáng. Ai cũng nhẹ nhõm như được trở về với trạng thái thật sau hai ngày ngồi trên tàu.
Cũng nhân đây xin được cảm ơn người trưởng tàu TN2 hôm ấy đã “hy sinh” cả phòng ngủ của mình cho một hành khách đặc biệt. Nhưng vẫn phải gửi gắm lại “nhà tàu” rằng nếu cứ phục vụ hành khách kiểu như thế thì sẽ rất ít người dám đi du lịch bằng tàu lửa nữa!
Đã quá lâu rồi, chúng tôi chưa từng đi tàu với lộ trình dài, từ Phan Rang đi Hà Nội như thế này. Qua hai đêm ngủ lắc lư trên tàu, đến Hà Nội, tôi gọi ngay cho cô bạn từ thời trung học. Bạn bè tay bắt mặt mừng.
Tôi gợi ý ngay đến chuyện kiếm cái gì đó ở Hà Nội ăn vì cái bụng đang cồn cào. Cô bạn chính gốc Hà Nội của tôi đồng ý ngay và đảm bảo rằng “không ngon không lấy tiền!"
Hà Nội 36 phố phường lộng lẫy bởi ánh đèn hai bên hè phố. Chúng tôi chọn một quán phở trên đường Nguyễn Khuyến với bề ngoài rất bắt mắt. Đó là một quán phở ngay lề đường, khá đông thực khách đang ngồi ăn. Vì sợ chủ quán phát hiện là khách từ trong Nam ra, tôi để bạn gọi phở bằng giọng Hà Nội nhằm tránh chuyện “chặt chém”.
Bạn tôi gọi mỗi người một đĩa phở xào và một đĩa thịt ngan (vịt xiêm) hấp. Nhìn thật hấp dẫn. Nhưng tôi bất ngờ nhìn thấy đĩa phở trước mặt mình là một chiếc đĩa… mẻ! Chiếc đĩa không chỉ mẻ mà nó là một loại đĩa sành cũ rất bình thường, không có hoa văn. Thật không thể tưởng tượng được giữa Hà Nội lại có một cái quán phục vụ du khách bằng… đĩa mẻ. Tôi phàn nàn. Có lẽ vì sự tự ái của một người Hà Nội, bạn tôi đỏ mặt và kêu người phục vụ tới hỏi:
- Em có còn cái đĩa nào khác không ?!
Cô nhân viên phục vụ bước đi và buông một câu:
- Ối "dời", tưởng gì. Ăn phở chứ ăn đĩa đâu mà…!!!
Đĩa phở được bưng ra lần hai. Đĩa đã đổi, nhưng không biết phở có đổi hay chưa! Và “một cuộc” ăn phở Hà thành trong… im lặng bắt đầu. Sau này, mỗi khi đến các quán ăn khác ở Hà Nội, cô bạn tôi cảm thấy khó nói khi nhắc đến chiếc đĩa mẻ và bảo tôi đừng quan tâm đến nó. “Vì đó không phải là chuyện phổ biến của người Hà Nội!”.
Tôi đồng ý ngay, bởi cái đĩa mẻ không thể phủ lấp sự kiêu hãnh của bạn tôi, niềm tự hào Hà Nội. Nhưng đến giờ này tôi vẫn cứ thắc mắc. Với một nền văn minh như Hà Nội, người chủ cái quán phở kia hình như không bao giờ có niềm kiêu hãnh ấy!? Ở Hà Nội hiện giờ có bao nhiêu người chủ quán như thế?
Hình ảnh không đẹp ở khu di tích
Ngày hôm sau, từ Thủ đô Hà Nội, chúng tôi theo Quốc lộ 2 đến với Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ. Có thể nói, Đền Hùng là di tích lịch sử quốc gia lớn nhất cả nước. Có lẽ vì vậy mà người bạn kiêm hướng dẫn viên cho chúng tôi gọi đây là “thủ đô” của các điểm di tích lịch sử ở Việt Nam. Đền Hùng những ngày hè này không có nhiều khách bằng mùa xuân. Thế nhưng ở ngay cổng vẫn có hàng chục chiếc xe ca lớn chở khách theo tour từ Hà Nội lên đây.

Nhân viên bảo vệ ngồi hút thuốc và gác chân ngay cửa đền Trung
của khu di tích Đền Hùng (ảnh: Quốc Hanh)
của khu di tích Đền Hùng (ảnh: Quốc Hanh)
Điểm đến đầu tiên của đoàn là Bảo tàng Hùng Vương ngay chân Đền. Với tôi, Đền Hùng không lạ. Thời trung học, chúng tôi từng “ăn dầm nằm dề” ở đây. Đền Hùng thật ấn tượng trước cảnh hùng vĩ của núi Nghĩa Lĩnh đất Phong Châu huyền thoại.
Nhưng chúng tôi khá bất ngờ là ở bảo tàng Hùng Vương, “đội quân” chụp ảnh dạo hôm ấy còn đông hơn cả du khách. Ngay khi khách xuống xe, “đội quân” này đã áp sát mời chào mặc dù thấy những người trong đoàn có mang theo máy ảnh.
Rời bảo tàng Hùng Vương, chúng tôi bắt đầu cuộc chinh phục núi Nghĩa Lĩnh. Ai cũng hăng hái để vượt trên 500 bậc thang và mong muốn được lên đến độ cao trên 175 mét so với mặt nước biển.
Nhưng mới lên đến đền Trung, một cảnh tượng không được đẹp mắt lại xuất hiện. Những người bảo vệ mặc sắc phục màu xanh hẳn hoi (lực lượng bảo vệ) lại ngồi hút thuốc lào, vắt chân lên ván ngay cửa Đền cho dù có khá nhiều du khách đang ở trước mặt. Ngoài cửa đền nào cũng có dòng chữ “Nơi tôn nghiêm” và “Đề nghị quí khách giữ trật tự, vệ sinh”.
Vậy mà những người bảo vệ cho sự tôn nghiêm của khu di tích ấy lại có thái độ coi thường khách tham quan như thế. Một chút buồn thoáng qua, chúng tôi lại vượt tiếp những tam cấp và quyết chinh phục đền Thượng.
Từ đỉnh núi Nghĩa Lĩnh nhìn xuống phía nam, xa xa là đầm Bạch Hạc ép sát “thành phố ngã ba sông”. Phía tây, một vùng công nghiệp mới đồ sộ của Lâm Thao đang vươn mình trong nắng sớm.
Và phía bắc, những ngọn đồi thoai thoải đan xen nhau xanh ngát một màu của chè và các loại cây công nghiệp. Tương truyền, trong số hàng trăm ngọn đồi trung du ở đất Phong Châu, vua Hùng Vương thứ mười tám chỉ chọn núi Nghĩa Lĩnh để đóng đô.
Chúng tôi xuống núi theo con đường phía sau đền để được chiêm ngưỡng đền Giếng, nơi tôn thờ hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa. Men theo con đường bê-tông nhỏ xuống phía sau chân đền, bắt gặp những người công nhân quét rác đang cần mẫn nhặt từng cọng lá vàng rơi cho con đường đẹp hơn - một hình ảnh trái ngược với những người bảo vệ trên cửa đền mà chúng tôi vừa gặp.
Chuyện chiếc quạt hỏng trên tàu Thống nhất
Trở vào miền Nam, các thành viên trong đoàn quyết định chọn tàu TN để một lần nữa khám phá những bí ẩn thuộc tuyến đường sắt độc nhất vô nhị của đất nước mình.
Khi chiếc tàu TN2 vừa rời khỏi ga Hà Nội cũng là lúc tôi phát hiện chiếc quạt gió ngay trên chỗ mình ngồi không quay. Càng trưa, trời Hà Nội như đổ lửa. Trời càng nóng thêm mỗi khi tàu phải dừng lại tránh những con tàu nhanh ngược chiều.
Tôi quyết định tìm gặp người phụ trách toa tàu để đề nghị sửa chữa chiếc quạt không quay. Nhưng khi gặp được người quản lí toa xe này thì chị lại bảo rằng phải đi gặp anh kĩ thuật điện trên tàu, chứ chị ấy không thể làm… thợ điện! Tôi nói rằng trách nhiệm của chị phải đi gọi chứ sao tôi biết được ai là nhân viên sửa quạt của nhà tàu? Chị nhân viên này đã bỏ đi chỗ khác mà không thấy quay lại toa xe mình phụ trách. Chờ mãi chẳng thấy ai đến sửa, tôi quyết định đi tìm Trưởng tàu để hỏi.
Rất may là gặp được người Trưởng tàu có tên Nguyễn Văn Luật. Một con người chững chạc khoảng 50 tuổi với nét mặt tươi cười (chứ không giống mấy cô nhân viên) mời tôi đến toa xe công vụ của Trưởng tàu.
Anh Luật tâm sự, do tàu phải rời ga ngay, nên không chú ý việc kiểm tra có những chiếc quạt hỏng và mong hành khách thông cảm. Anh Luật đã dùng chiếc giường của Trưởng tàu, mời thành viên nhí trong đoàn chúng tôi đến nằm nghỉ suốt hành trình từ Hà Nội vào ga Tháp Chàm, vì cháu đã có triệu chứng dị ứng và cảm sốt. Dù vậy, còn những hành khách khác thì sao? Họ đành phải chịu sức nóng oi bức trong chuyến hành trình dài?
Điều “đau khổ” nhất của hành khách đi trên con tàu TN2 (và cả TN1) có lẽ là chuyện đi vệ sinh. “Nhà” vệ sinh trên toa xe là một phòng giáp với toa xe kế tiếp. Mặc dù có vòi nước với hàng chữ “tiết kiệm nước” nhưng cực chẳng đã mới phải vào nhà vệ sinh này vì nó có mùi cực kì khó chịu.
Chuyến du hành Bắc - Nam của chúng tôi kết thúc tại ga Tháp Chàm vào lúc 2 giờ sáng. Ai cũng nhẹ nhõm như được trở về với trạng thái thật sau hai ngày ngồi trên tàu.
Cũng nhân đây xin được cảm ơn người trưởng tàu TN2 hôm ấy đã “hy sinh” cả phòng ngủ của mình cho một hành khách đặc biệt. Nhưng vẫn phải gửi gắm lại “nhà tàu” rằng nếu cứ phục vụ hành khách kiểu như thế thì sẽ rất ít người dám đi du lịch bằng tàu lửa nữa!
Nguồn: Thanh Niên
Tin tức khác




Tours mua nhiều nhất
- 1Tour du lịch Huế - Đà Nẵng - Hội An trong ngày
- 2Tham quan động Thiên Đường - Tour động Thiên Đường
- 3Tour du lịch Huế trong ngày - City tour Hue
- 4Tham quan động Phong Nha 1 ngày
- 5Tour ẩm thực Huế về đêm
- 6Tour du lịch Bạch Mã Huế 1 ngày
- 7Du lịch Hành trình di sản miền trung
Top khách sạn ở Huế
Top nhà hàng ở Huế
- 1Cơm tấm Tài Phát - Đặc sản cơm tấm Sài Gòn tại Huế
- 2Quán ăn Ngự Uyển - Chuyên phục vụ các món ăn đặc sản Huế
- 3Nhà hàng Thăng Long City Tour Hue
Top dịch vụ ở Huế
Đại lý Jetstar tại Huế
Trụ sở chính : 22 Nguyễn Huệ (+84 234).6 288 288 - E - Mail: info@hueair.com Hotline dịch vụ : 0935.620.602 (Mr. Lộc)

Văn phòng Du lịch Huế: 22 Nguyễn Huệ - Thành phố Huế -
(+84 234).6 288 288 -
E - Mail: info@dulichhue.com.vn -
Liên hệ quảng cáo
Hotline tư vấn: 091.4242.096 (Mr. Hòa) -
Vé máy bay HueAir.com: 0935.620.602 (Mr. Lộc) -
Hỗ Trợ Online: Skype: