Khuyến mãi
Mở cửa miễn phí 3 ngày Tết tại khu di sản Huế
Miễn vé tham quan Di sản Huế vào dịp lễ Quốc Khánh 2-9
Miễn phí, giảm giá vé cho khách tham quan Đại Nội đêm
Tuần lễ vàng du lịch tại di sản Huế lần 4 - 2015
Huế tiếp tục mở Tuần lễ vàng kích cầu du lịch
Hoàng cung Huế giảm 20% giá vé cho khách Việt
Miễn phí thăm quan di tích cố đô Huế trong 3 ngày Tết
Chương trình kích cầu du lịch Huế - Tháng vàng du lịch
VietJet Air tiếp tục bán vé máy bay siêu rẻ 9.000 đồng
Tháng vàng du lịch tại Di sản Huế
Jetstar Pacific bán vé máy bay giá 3.000 đồng/chặng
Thừa Thiên Huế: Phát động tháng bán hàng khuyến mại
Mở đường bay đến Huế và dành tặng 50 vé miễn phí cho người dân
Khởi động "Tuần lễ vàng du lịch tại Di sản Huế- Đợt 1-2014"
Huế khuyến mãi lớn để hút khách dịp cuối năm
Chào mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam
Vietnam Airlines sẽ tăng tần suất bay đi Hàn Quốc
VietJetAir bắt đầu bán 150.000 vé máy bay dịp Tết
VietJetAir mở bán 10.000 vé giá từ 99.000 đồng
Chủ thẻ VietinBank được giảm đến 65% tại Indochine Palace
Banyan Tree Lăng Cô giới thiệu chương trình ưu đãi mùa hè
Siêu khuyến mãi mùa hè tại Le Petit cafe
Chương trình kích cầu du lịch Huế 2013
Tục tế thần trâu dưới thời Nguyễn
( Thứ bảy 23/10/2010 | Lượt xem: 6360 )
Du Lịch Huế - Trâu là loài động vật thích nghi với hệ sinh thái đầm lầy, ấm, ẩm thuộc khu vực Đông Nam Á. Nó là một nhân tố cấu trúc hữu cơ của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Việt Nam “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”...
![]() |
Tế trâu dưới triều Nguyễn (Tư liệu: B.A.V.H) |
Con trâu gắn liền với đời sống của người Việt, đặc biệt là trong công việc nặng nhọc: trâu kéo cày dưới đồng ruộng; trâu kéo gỗ trên ngàn; trâu được dùng trong chiến trận... Từ đời sống thực, con trâu đã đi vào lĩnh vực tinh thần, tâm linh của người Việt, trong đó: tượng trâu bằng đất nung đã được giới khảo cổ tìm thấy trong các di chỉ Tiên Hội, Đồng Đậu; vật trang sức hình đầu trâu tìm thấy ở di chỉ Đình Chàng - Hà Nội; hình ảnh trẻ mục đồng Việt Nam véo von thổi sáo trên lưng trâu; trâu hiện diện trong tranh dân gian và điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ 17-18(1); con trâu - một trong mười hai con giáp...
Trong 143 năm trị vì đất
nước, bên cạnh những quy chuẩn pháp luật trong bộ máy hành chính, triều
đình nhà Nguyễn còn tổ chức các lễ tế Nam giao, lễ Ban sóc (phân phát
lịch Vạn toàn năm), lễ cày ruộng Tịch điền, lễ tế đàn Xã Tắc... hay ban
hành những lễ tục mang tính giáo dục nhân dân ý thức chăm lo lao động,
sản xuất. Tục tế trâu đất và Mang thần là một trong những tục lệ đáng
quý đó.
Sách khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ ghi lại rằng: "Mang thần và trâu
đất là lễ đời cổ để khuyên cày, lại là việc đầu xuân, có quan hệ đến gốc
lớn của sinh dân... nguyên là ý chăm việc làm ruộng, khuyên bảo, giúp
đỡ, ở Kinh thành đã cử hành trước thì các địa phương cũng nên tuân làm
tất cả..."(2). Để chuẩn bị cho lễ tế trâu đất và Mang thần, triều đình
nhà Nguyễn giao trách nhiệm cho Khâm Thiên Giám và ty Vũ Khố hàng năm
đến ngày "thìn" sau ngày đông chí tổ chức cho hàng thợ thầy đến lấy đất
và nước ở Phương thần Tuế đức về làm 3 con trâu đất và 3 vị Mang thần,
dùng cây dâu, cây giá để làm thai cốt. Quan viên các địa phương phải đốc
thúc ty Chiêm hậu mang thợ đến Phương thần Tuế đức lấy đất và nước về
làm 1 con trâu đất và 1 vị Mang thần(3).
Theo quy định của triều Nguyễn, trâu đất có mình cao 4 thước nhà Chu
(bằng 1 thước 9 tấc 2 phân) để tượng trưng cho 4 mùa, chiều dài từ đầu
đến đuôi trâu là 8 thước nhà Chu để tượng trưng cho 8 tiết(4).
Đuôi trâu dài 1 thước 2 tấc để tượng trưng 12 tháng, đuôi phẩy về bên tả hay hữu căn cứ vào năm âm hoặc năm dương(5). Nếu năm đó nhằm năm dương thì đuôi trâu phẩy về bên tả và ngược lại. Năm dương thì miệng trâu há và ngược lại...
Mang thần cao 3 thước 6
tấc 5 phân để tượng trưng cho 365 ngày trong một năm. Nét mặt của thần
được tô điểm để biểu hiện vẻ trai trẻ theo các năm: tý, ngọ, mão, dậu;
già theo các năm: dần, thân, tỵ, hợi và trẻ con: thìn, tuất, sửu,
mùi...(6).
Sau khi làm xong trâu đất và Mang thần, Khâm Thiên Giám có nhiệm vụ xem
xét ngày giờ rồi họp bàn cùng bộ Lễ chọn ngày giờ tổ chức lễ tế. Theo
quy định của triều đình, cần phải chọn giờ "thìn" của ngày lập xuân, nếu
giờ "thìn" lập xuân vào lúc đêm tối thì chọn giờ "thìn" sau khi trời đã
sáng rõ mới làm lễ.
Triều đình nhà Nguyễn quy
định rằng: đối với phủ Thừa Thiên, trước lập xuân 2 ngày, các quan viên
phải lựa chọn mảnh đất sạch sẽ, ngoài cửa chính đông của Kinh thành để
đặt đàn tế. Các binh dịch thuộc phủ có trách nhiệm đến ty Vũ Khố nhận
lĩnh các án màu đỏ mang về phủ thự để chuẩn bị thiết trí trâu đất và
Mang thần trong ngày tế.
Sáng sớm trước lập xuân một ngày, phủ Thừa Thiên tổ chức làm lễ tế trâu
đất và Mang thần, những người phụ trách coi việc bày đặt các hương án,
nến đèn, lễ phẩm... Đến giờ lành, các viên Đề đốc, phủ Doãn, phủ Thừa...
đốc suất thuộc viên mặc áo quần theo nghi thức tế giao cùng với nghi
trượng, tàn, lọng, nhã nhạc đến làm lễ tại các án thờ trâu đất và Mang
thần. Sau khi làm xong lễ tế, lễ rước các án thờ trâu đất và Mang thần
về đặt tại nhà bộ Lễ 2 án, phủ thự Thừa Thiên 1 án. Các án thờ được canh
giữ cẩn thận đợi đến hôm sau làm lễ chính thức.
Từ tờ mờ sáng ngày lập
xuân, phủ Thừa Thiên và các địa phương cùng tổ chức làm lễ chính. Bộ Lễ
hội đồng với phủ Thừa Thiên và các quan viên ở Khâm Thiên Giám đều mặc
triều phục đến làm lễ tại các án thờ trâu đất và Mang thần ở nhà bộ Lễ.
Lễ tế được tổ chức long trọng theo nghi lễ cung đình. Sau khi làm lễ
xong, viên phủ Doãn Thừa Thiên về phủ thự, mang trâu đất và Mang thần ra
đánh 3 roi để tỏ ý khuyên cày.
Đối với các địa phương tổ chức tế và rước vào ngày lập xuân. Công việc
chuẩn bị phải bắt đầu từ hôm trước, đàn tế được đặt ở hướng đông ngoài
thành quách các tỉnh sở tại. Quan địa phương có nhiệm vụ đốc suất thuộc
viên chuẩn bị đồ lễ chu tất, đợi đến giờ lành tất cả các quan viên đội
mũ, mặc áo thường triều cùng nghi trượng, tàn lọng, nhã nhạc... đến làm
lễ tế. Sau khi hoàn tất lễ tế, các án thờ trâu đất và Mang thần được
rước về phủ. Quan địa phương ấy lấy roi đánh 3 roi rồi kính đặt trâu đất
và Mang thần trong công sảnh.
Sau ngày tế trâu đất và Mang thần hằng năm, phủ Thừa Thiên mang trâu đất
và Mang thần lần trước giao cho ty Vũ khố lưu giữ. Riêng các địa phương
thì chọn mảnh đất sạch để chôn cất. Tuy nhiên, từ năm Minh Mạng thứ 11
(1830), triều đình ra lệnh cho phủ Thừa Thiên cùng bàn bạc với bộ Lễ và
ty Vũ Khố lựa chọn chỗ đất sạch để chôn cất trâu đất và Mang thần của
năm trước nhằm giảm tải kho lưu giữ ở Vũ Khố.
Tục tế trâu đất và Mang thần vào những ngày đầu xuân là một trong những mỹ tục tồn tại dưới thời Nguyễn. Đây là một hình thức giáo dục truyền thống yêu lao động, nhắc nhở nhân dân chăm lo sản xuất, khơi dậy ý thức tự cường của nhân dân Việt trong nhiều thế kỷ.
.............................
1. Trần Quốc Vượng – Con trâu trong văn hoá Việt .
2. Nội các triều Nguyễn - Khâm định Đại Hội điển sự lệ trang 246-247.
3. Mang thần tức Câu Mang thần (còn gọi là thần chăn trâu), người đời
Phục Hy. Hằng năm, triều đình nhà Nguyễn và nhân dân có tục rước thần
Câu Mang tượng trưng bằng đứa trẻ chăn trâu đứng cạnh con trâu. Năm nào
được mùa thì đứa trẻ đi bằng cả hai chiếc giày, năm nào mất mùa thì chỉ
đi một chiếc giày. Các triều vua Nguyễn đều tổ chức tế và rước con trâu
và Mang thần bằng đất. Tuy nhiên, từ triều vua Khải Định trở về sau con
trâu và đứa trẻ chỉ vẽ vào vải để tế và rước.
4. Người xưa phân một năm thành 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông) và 8 tiết
là: lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông,
đông chí.
5. Lê Khánh Trường (dịch), Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa trang 54
ghi: Cổ nhân lấy số lẻ làm dương, thiên can số lẻ gọi là can dương:
Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm; số chẵn làm âm, thiên can số chẵn là can
âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
6. Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Hội điển sự lệ tập 15.
Nguồn: Tạp Chí Sông Hương
Tin tức khác




Tours mua nhiều nhất
- 1Tour du lịch Huế - Đà Nẵng - Hội An trong ngày
- 2Tham quan động Thiên Đường - Tour động Thiên Đường
- 3Tour du lịch Huế trong ngày - City tour Hue
- 4Tham quan động Phong Nha 1 ngày
- 5Tour ẩm thực Huế về đêm
- 6Tour du lịch Bạch Mã Huế 1 ngày
- 7Du lịch Hành trình di sản miền trung
Top khách sạn ở Huế
Top nhà hàng ở Huế
- 1Cơm tấm Tài Phát - Đặc sản cơm tấm Sài Gòn tại Huế
- 2Quán ăn Ngự Uyển - Chuyên phục vụ các món ăn đặc sản Huế
- 3Nhà hàng Thăng Long City Tour Hue
Top dịch vụ ở Huế
Đại lý Jetstar tại Huế
Trụ sở chính : 22 Nguyễn Huệ (+84 234).6 288 288 - E - Mail: info@hueair.com Hotline dịch vụ : 0935.620.602 (Mr. Lộc)

Văn phòng Du lịch Huế: 22 Nguyễn Huệ - Thành phố Huế -
(+84 234).6 288 288 -
E - Mail: info@dulichhue.com.vn -
Liên hệ quảng cáo
Hotline tư vấn: 091.4242.096 (Mr. Hòa) -
Vé máy bay HueAir.com: 0935.620.602 (Mr. Lộc) -
Hỗ Trợ Online: Skype: