Khuyến mãi
Mở cửa miễn phí 3 ngày Tết tại khu di sản Huế
Miễn vé tham quan Di sản Huế vào dịp lễ Quốc Khánh 2-9
Miễn phí, giảm giá vé cho khách tham quan Đại Nội đêm
Tuần lễ vàng du lịch tại di sản Huế lần 4 - 2015
Huế tiếp tục mở Tuần lễ vàng kích cầu du lịch
Hoàng cung Huế giảm 20% giá vé cho khách Việt
Miễn phí thăm quan di tích cố đô Huế trong 3 ngày Tết
Chương trình kích cầu du lịch Huế - Tháng vàng du lịch
VietJet Air tiếp tục bán vé máy bay siêu rẻ 9.000 đồng
Tháng vàng du lịch tại Di sản Huế
Jetstar Pacific bán vé máy bay giá 3.000 đồng/chặng
Thừa Thiên Huế: Phát động tháng bán hàng khuyến mại
Mở đường bay đến Huế và dành tặng 50 vé miễn phí cho người dân
Khởi động "Tuần lễ vàng du lịch tại Di sản Huế- Đợt 1-2014"
Huế khuyến mãi lớn để hút khách dịp cuối năm
Chào mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam
Vietnam Airlines sẽ tăng tần suất bay đi Hàn Quốc
VietJetAir bắt đầu bán 150.000 vé máy bay dịp Tết
VietJetAir mở bán 10.000 vé giá từ 99.000 đồng
Chủ thẻ VietinBank được giảm đến 65% tại Indochine Palace
Banyan Tree Lăng Cô giới thiệu chương trình ưu đãi mùa hè
Siêu khuyến mãi mùa hè tại Le Petit cafe
Chương trình kích cầu du lịch Huế 2013
Sông Hương đang bị cày nát
( Thứ tư 29/12/2010 | Lượt xem: 6103 )
Du Lịch Huế - Sông Hương, kiệt tác của thiên nhiên góp phần tôn vinh cảnh sắc của kiến trúc TP Huế, đang bị cày nát lòng sông bởi nạn khai thác cát, sỏi trái phép. Nhiều đoạn sông gắn với các di tích lịch sử bị bào mòn bởi xuồng, ghe hút cát suốt ngày đêm. Với tốc độ hút cát như hiện nay, chỉ 5-7 năm nữa sông Hương bị biến dạng cảnh sắc vốn có và nhiều di tích nằm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt cũng bị ảnh hưởng.
"Xẻ thịt" dòng sông di sản Giữa tháng 12/2010, chúng tôi làm cuộc hành trình dọc
sông Hương qua TP Huế. Trước các điểm di tích như chùa Linh Mụ, Ðiện Huệ
Nam, Văn Võ Thánh, Lăng Cao Hoàng… xuống cầu Bạch Hổ, có hàng trăm con
thuyền thi nhau khai thác cát, sạn. Những năm gần đây, TP Huế và các
huyện phụ cận đẩy nhanh tốc độ xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, nhà
cửa… nhu cầu cát xây dựng tăng cao nên không ít hộ dân chuyển nghề sang
khai thác cát, sỏi. Do việc khai thác cát, sỏi quá mức nên nhiều đoạn
sông Hương đã bị làm thay đổi căn bản dòng chảy. Sau trận lũ tháng 10/2010, dọc bờ sông Hương, đoạn qua
xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, hàng trăm hộ dân sống 2 bên bờ sông nơm
nớp lo sạt lở, nguyên nhân được xác định là do khai thác cát ồ ạt trên
sông Hương. Việc khai thác cát trái phép nếu như trước đây nhiều chủ
thuyền còn e ngại các cơ quan chức năng nên lén lút khai thác, còn giờ
đây việc khai thác diễn ra bất kể ngày, đêm. Trung bình mỗi con thuyền
có khoảng 10 người tập trung cho việc khai thác cát, sỏi. Hầu hết những
người trực tiếp khai thác là nhân công được các chủ thuyền thuê và trả
công từ 100-200 ngàn đồng/ngày. Việc khai thác cát, sạn trên sông Hương không chỉ làm
thay đổi, biến dạng dòng sông nguyên thủy vốn có, mà còn làm cho cảnh
quan hai bên bờ sông cũng bị cày nát do tập kết bến bãi thu mua. Cách
đây vài năm, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
đã có Công văn số 102/BTK/06 đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế kiểm tra về
việc khai thác trái phép cát, sỏi và có biện pháp ngăn chặn. Sau khi
nhận được công văn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vào cuộc quyết liệt và tình
hình khai thác cát, sỏi trái phép phần nào được hạn chế. Nhưng đầu năm
2010 đến nay, vấn nạn "xẻ thịt" sông Hương tiếp tục bùng phát. Không nên xử lý kiểu "đánh trống bỏ dùi" Trước nạn khai thác cát, phá dòng sông Hương ngày một
gia tăng, cuối tháng 10-2010, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có
công văn yêu cầu Chủ tịch UBND TP Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Hương
Trà chỉ đạo giải toả ngay các bến bãi vận chuyển cát sỏi, công trình xây
dựng trái phép tại khu vực cầu Tuần, cũng như dọc hai bờ sông Hương;
báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 20/11. Nhận lệnh của tỉnh, các huyện, thị xã thành lập đội
liên ngành đi kiểm tra, xử lý một vài trường hợp rồi đâu lại vào đó.
Chính cách làm "đánh trống bỏ dùi" này đã làm cho hàng trăm tàu, thuyền
khai thác cát "nhờn thuốc". Bên cạnh đó, không hiểu sao các chủ đầu nậu
đều biết trước lịch kiểm tra, nên ngày đoàn kiểm tra tiến hành làm việc
thì hầu như tàu thuyền khai thác cát trái phép đều nghỉ làm?
Nhiều bãi tập kết cát, sỏi khai thác trái phép mọc lên dọc sông Hương.
Theo hồ sơ vụ việc, 10 năm qua (2000-2010), lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, TP Huế và các huyện có sông Hương chảy qua đã ra 27 văn bản, chỉ thị về việc cấm "khai thác cát trái phép trên sông Hương", xem ra việc cấm vẫn chỉ nằm trên giấy. Chính vì vậy, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng ở Thừa Thiên - Huế chỉ xử lý được 13 trường hợp khai thác trái phép cát, sỏi trên sông Hương. Trong khi đó, nạn khai thác cát sông Hương đã làm cho dòng sông này nước màu xanh chuyển sang màu đục.
Tại một số văn bản, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế "Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép dưới mọi hình thức, bằng mọi phương tiện". Song bên cạnh "cấm" thì qua chỉ thị, lãnh đạo tỉnh cũng "mở" ra hướng cho các tàu thuyền: "Được phép khai thác thủ công nhưng phải thực hiện các quy định sau: Cách bờ về mỗi phía là 30-50m. Cách chắn các công trình cầu, cống về phía thượng và hạ lưu mỗi bên ít nhất là 100m. Cách chùa Thiên Mụ, Điện Hòn Chén, bến thuyền lăng Minh Mạng, Nhà máy Nước Vạn Niên các di tích lịch sử khác về hai phía thượng và hạ lưu mỗi bên ít nhất 500m".
Việc ra chỉ thị quy định chung chung này đã không thể ngăn cản việc khai thác cát, sỏi trái phép làm biến đổi sông Hương. Bởi vì, việc khai thác cát, sỏi diễn ra giữa lòng sông, các thuyền khai thác cũng như các đoàn kiểm tra không thể đo đếm được vị trí tàu, thuyền đang khai thác cách bờ là bao nhiêu mét. Bên cạnh đó, việc cho phép khai thác cát, sỏi thủ công như chỉ thị của UBND tỉnh chỉ là việc đánh đố đối với những người khai thác, vì lòng sông với độ sâu lên đến gần cả chục mét làm sao khai thác được bằng thủ công.
Việc khai thác cát, sạn trên sông để phục vụ nhu cầu
xây dựng là điều không còn phải bàn cãi. Nhưng điều đáng nói là hàng
chục năm trôi qua, việc khai thác cát, sạn trên sông Hương ngày một
tăng, nhưng tỉnh Thừa Thiên - Huế không lập được một quy hoạch vùng khai
thác cát, sạn hợp lý, tìm địa điểm thích hợp. Chính vì vậy, hiện nay ở
Huế có nhiều cơ quan ngăn cản việc khai thác cát, sỏi trái phép để bảo
vệ sông Hương nhưng không có hiệu quả
Nguồn: CAND
Tin tức khác




Tours mua nhiều nhất
- 1Tour du lịch Huế - Đà Nẵng - Hội An trong ngày
- 2Tham quan động Thiên Đường - Tour động Thiên Đường
- 3Tour du lịch Huế trong ngày - City tour Hue
- 4Tham quan động Phong Nha 1 ngày
- 5Tour ẩm thực Huế về đêm
- 6Tour du lịch Bạch Mã Huế 1 ngày
- 7Du lịch Hành trình di sản miền trung
Top khách sạn ở Huế
Top nhà hàng ở Huế
- 1Cơm tấm Tài Phát - Đặc sản cơm tấm Sài Gòn tại Huế
- 2Quán ăn Ngự Uyển - Chuyên phục vụ các món ăn đặc sản Huế
- 3Nhà hàng Thăng Long City Tour Hue
Top dịch vụ ở Huế
Đại lý Jetstar tại Huế
Trụ sở chính : 22 Nguyễn Huệ (+84 234).6 288 288 - E - Mail: info@hueair.com Hotline dịch vụ : 0935.620.602 (Mr. Lộc)

Văn phòng Du lịch Huế: 22 Nguyễn Huệ - Thành phố Huế -
(+84 234).6 288 288 -
E - Mail: info@dulichhue.com.vn -
Liên hệ quảng cáo
Hotline tư vấn: 091.4242.096 (Mr. Hòa) -
Vé máy bay HueAir.com: 0935.620.602 (Mr. Lộc) -
Hỗ Trợ Online: Skype: