Image default
Huế 24h Văn hóa & Lễ hội

Sửa luật mặc áo

Booking.com

Cán bộ, nhân viên của Sở VHTT Thừa Thiên – Huế lại tiếp tục mặc áo dài vào sáng thứ Hai đầu tháng 10 (ngày 5/10).

Sau đó, vào sáng 6/10, trên báo điện tử Thừa Thiên – Huế đã có cuộc giao lưu trực tuyến về vấn đề áo dài. Những người lãnh đạo, nhà thiết kế, nhà nghiên cứu tham gia giao lưu đều ca ngợi áo dài hết mực.
Sửa luật mặc áoNam công chức Sở VHTT Thừa Thiên – Huế mặc áo dài chào cờ đầu tháng

Việc nam, nữ cán bộ, công chức, người lao động ở Sở VHTT Thừa Thiên – Huế mặc áo dài đi làm vào sáng 7/9 từng gây xôn xao dư luận. Cho nên, vào ngày 5/10, sáng thứ Hai đầu tháng này, không ít người chờ đợi xem sự việc nam công chức mặc áo dài ngũ thân đến chào cờ và làm việc có tái diễn? Lần này thì nam cán bộ mặc áo dài ngũ thân chủ động và tự tin trước ống kính.

Tại buổi giao lưu trực tuyến sáng 6/10 có TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT; Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa; TS Thái Kim Lan; nhà thiết kế Quang Hòa; họa sĩ Đỗ Văn Lân, cán bộ Sở VHTT.

Trước câu hỏi của khán giả Nhã Uyên- nguyennha175: “Có ý kiến cho rằng, việc Sở VHTT quy định nam công chức mặc trang phục áo dài đến công sở là vi phạm quy định về trang phục công sở theo Quy chế văn hóa công sở. Ông có thể giải thích rõ điểm này?”.

TS Phan Thanh Hải đã trả lời: “Chúng tôi không quy định nam công chức mặc áo dài mà chỉ vận động, khuyến khích nhằm nêu cao lòng tự hào dân tộc. Chúng tôi nghiên cứu kỹ quy chế trang phục công sở. Chúng tôi không hề làm trái quy định này. Chúng tôi khuyến khích mặc áo dài là tôn vinh truyền thống, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, hướng tới giá trị tốt đẹp của con người. Việc chúng tôi mặc áo dài không hề trái với quy định của Chính phủ”.

Ông Phan Thanh Hải đã nói đúng là không làm sai quy định của Chính phủ. Bởi vì, Điều 5, Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ) chỉ quy định: “Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự”, và “Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Thế nhưng, việc nam công chức, người lao động của Sở VHTT Thừa Thiên – Huế mặc áo dài ngũ thân lại vi phạm Quyết định số 48/2018/QĐ-UBND ban hành Quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 10/9/2018.

Quy chế của tỉnh Thừa Thiên – Huế có quy định: “Về trang phục làm việc, khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục được quy định như sau: Đối với nam: Mặc quần tây, áo sơmi; bộ com-lê nam. Đối với nữ: Bộ áo dài truyền thống; váy dài; bộ com-lê nữ; quần tây và áo sơ mi. Cán bộ, công chức, viên chức nữ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh mặc Bộ áo dài truyền thống vào ngày thứ Hai hàng tuần (Đối với những ngành có quy định riêng về đồng phục thì thực hiện theo quy định của ngành đó)”.

Như vậy, nếu lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế có quyết định sửa đổi quy định nêu trên thì sẽ tạo điều kiện để nam, nữ công chức (không chỉ ngành văn hóa, thể thao) được thỏa nguyện mặc áo dài đi làm.

Về ý kiến của người viết bài này là ủng hộ việc mặc áo dài theo nguyện vọng. Đó vừa là tôn trọng quyền tự do cá nhân. Mặc khác, đó cũng là tôn vinh vẻ đẹp truyền thống xưa đã từng bị bôi xấu và đứt gãy một thời gian dài.

Nguồn: Từ Khôi/daidoanket.vn

tiếc gì 1 click để cho sao nếu thấy hay

Related posts

Thành phố Huế sẽ mở rộng về hướng sân bay Phú Bài và biển Thuận An

Mr Hòa

Đất Huế sốt ‘bỏng tay’, chốt lời 300% vẫn… ‘tiếc đứt ruột’

Mr Hòa

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chuẩn bị 2 triệu khẩu trang y tế để cung ứng đầy đủ cho nhu cầu của người dân

Mr Hòa

Leave a Comment