Image default
Ẩm thực Ẩm thực Huế Làng nghề Huế

Bánh “Tiến vua”, hương sắc đặc trưng trên bàn thờ ngày Tết

Booking.com

Đất phủ chúa Kim Long (nay là phường Kim Long, thành phố Huế) được coi như “gốc rễ” của bánh Tiến vua. Bây giờ vùng đất này vẫn nức tiếng về làm bánh Cộ truyền thống. Dịp gần Tết, nhiều ngôi nhà tại Kim Long lại đỏ lửa, rôm rả tiếng xát đậu, tiếng cười vui khi làm bánh. Tương truyền rằng, từ xa xưa, vào mỗi dịp Tết, người dân làng Kim Long lại làm ra những mẻ bánh ngọt dâng lên vua chúa triều Nguyễn, được làm từ bột đậu và đường, có vị ngọt, mùi thơm nên vua chúa rất thích khi dùng trà, từ đó, món bánh được người dân gọi là bánh “tiến vua”. Về sau, người dân còn in lên mặt bánh chữ “Thọ” với ý nghĩa chúc nhà vua trường thọ, sống lâu, nên có người gọi đây là bánh in.

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, tới ngày nay, nghề làm bánh “tiến vua” ở phường Kim Long vẫn được giữ gìn nguyên vẹn, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, lò làm bánh vẫn đỏ lửa những tháng giáp Tết.

Bánh "Tiến vua", hương sắc đặc trưng trên bàn thờ ngày Tết 151

Những chiếc bánh “tiến vua” có in hình chữ “Thọ” 

Để làm nên mỗi chiếc bánh thì người thợ trải qua 10 công đoạn, trong đó việc chọn loại đậu xanh hảo hạng để làm nguyên liệu bánh là quan trọng nhất. Đậu chọn để xay phải là loại đậu xanh thượng hạng, khi làm bánh sẽ có mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Bột đậu trải qua các công đoạn như ngâm đậu, nấu chín, xay nhuyễn, cùng kết hợp với đường. Những nghệ nhân làm bánh sẽ đong đếm cho lượng đường vừa đủ, không quá ít cũng không quá nhiều, để bánh có vị ngọt vừa miệng nhất. Đặc biệt ở khâu ninh đậu, công đoạn này phải ninh bằng lửa nhỏ trong suốt 12 giờ, rồi liên tục quấy đều tay để bột không bị dính hay không bị lỏng, có thế bánh mới dẻo, mới ngon.

Riêng phần làm bột bánh, bột nếp và gạo su khi làm sạch được đưa vào giã thủ công, nếp phải là loại nếp được mua từ vùng ruộng Cừa. Bột tiếp theo được cho vào khuôn nhỏ bằng hộp diêm có khắc chữ để in bánh. Công đoạn in bánh yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận và kinh nghiệm từ người làm. Phải là người làm lâu năm mới in bánh đều tay, đủ lực, hình trên bánh sẽ rõ ràng, không bị mờ, cũng không vỡ bánh do lực quá nhiều.

Bánh "Tiến vua", hương sắc đặc trưng trên bàn thờ ngày Tết 153

Người thợ in bánh tỉ mỉ, khéo léo. 

Bánh in xong được xếp vào khuôn, đưa vào lò sấy chín. Ở Kim Long trước đây, lò sấy thường là lò than, nhưng những năm gần đây, đã có rất nhiều cơ sở sản xuất bánh dùng lò điện để sấy bánh.

Bánh "Tiến vua", hương sắc đặc trưng trên bàn thờ ngày Tết 155

Sấy bánh bằng lò điện thay thế phương pháp truyền thống.

Công đoạn cuối cùng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, nhanh nhạy cao là công đoạn gói bánh. Bánh sau khi sấy chín tỏa ra mùi thơm nồng nàn của đậu xanh, được gói cẩn thận trong những lớp giấy màu vàng, rất bắt mắt.

Bánh "Tiến vua", hương sắc đặc trưng trên bàn thờ ngày Tết 157

Bọc ngoài bởi lớp giấy vàng, bánh “tiến vua” càng trở nên hấp dẫn hơn. 

Những người làm bánh ở đây cho biết, họ cũng không nhớ nghề này có tự bao giờ, chỉ biết rằng, từ đời ông bà, cha mẹ để lại, bây giờ họ là những người nối tiếp truyền thống, lưu giữ nét đẹp một thời.

Gọi là bánh “tiến vua”, mùi thơm vị ngọt khó quên, nhưng hiện nay, bánh được bán ra thị trường với giá chỉ 35 ngàn cho 100 chiếc, luôn được lựa chọn làm món quà mời khách ngày Tết. Đặc biệt những gia đình ở Huế, bánh “tiến vua” hình tháp còn được dùng để thờ cúng trong dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Bên cạnh bánh “tiến vua”, những cơ sở làm bánh ở Kim Long còn sản xuất bánh hạt sen, cũng làm từ đậu xanh và đường, nhưng được nặn viên tròn, gói trong giấy bóng nhiều màu. Đây cũng làm loại bánh được nhiều người yêu thích.

Bánh "Tiến vua", hương sắc đặc trưng trên bàn thờ ngày Tết 159

Bánh hạt sen gói giấy nhiều màu sắc.

Bánh "Tiến vua", hương sắc đặc trưng trên bàn thờ ngày Tết 161

Đóng gói bánh hạt sen đủ màu sắc. 

Với hương vị và sắc màu đặc trưng cũng như tính chất “tinh khiết” của bánh Tiến vua, nên ngày Tết nếu thiếu bánh là người Huế xem như thiếu hương vị ngày Tết, bới hương vị và màu ngũ sắc của mâm bánh cộ đặt trên bàn Phật, bàn thờ tổ tiên cùng đèn hoa lung linh và hương trầm nghi ngút người Huế mới thấy ấm cúng, mùa xuân mới trọn vẹn.Linh Ánh

Với hương vị và sắc màu đặc trưng cũng như tính chất “tinh khiết” của bánh Tiến vua, nên ngày Tết nếu thiếu bánh là người Huế xem như thiếu hương vị ngày Tết, bới hương vị và màu ngũ sắc của mâm bánh cộ đặt trên bàn Phật, bàn thờ tổ tiên cùng đèn hoa lung linh và hương trầm nghi ngút người Huế mới thấy ấm cúng, mùa xuân mới trọn vẹn.

Linh Ánh/VisitHue

tiếc gì 1 click để cho sao nếu thấy hay

Related posts

Chè bột lọc thịt heo quay, ai đã từng thưởng thức?

Mr Hòa

Cơm chay xứ Huế

Mr Hòa

Tiệm chè 24 màu dưới chân cầu Trường Tiền

Mr Hòa

Leave a Comment