Image default
Huế 24h Lịch sử Huế

Đặng Huy Trứ – Ông tổ nghề nhiếp ảnh

Booking.com

Ngày 14/3/1869, một sự kiện gây xôn xao không chỉ ở Bắc Kỳ mà cả ba miền đó là việc ra đời hiệu ảnh đầu tiên do người Việt Nam làm chủ của ông Đặng Huy Trứ ở phố Thanh Hà. Đặng Huy Trứ (1825-1874) tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trại người làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà.

Năm 1847, ông đỗ thi Hương và thi Hội nhưng đến khi thi Đình thì bị phạm húy nên bị cấm thi trọn đời. 8 năm sau, nhờ một vị quan tâu vua xin cho ông được thi lại và đỗ tiến sỹ năm 1855. Ông là một nhà Nho yêu nước chống Pháp thế kỷ XIX.

Đặng Huy Trứ – Ông tổ nghề nhiếp ảnh 153

Cả đời làm quan, ông nổi tiếng thanh liêm. Năm 1866, nhân dịp sang Trung Quốc ông đã chụp hai tấm ảnh ở Hương Cảng. Những bức ảnh làm ông mất ngủ và ông đã hỏi rất kỹ cách chụp, in tráng vì ông có ý định mở cửa hàng. Năm 1867, ông lại được nhà Nguyễn cử đi công cán Trung Quốc và lần này ông nhờ thợ ảnh ở Quảng Đông mua hộ máy và vật tư. Ông mở hiệu ảnh ở Hà Nội . Khách hàng của ông ban đầu là các gia đình giàu có và cả các quan trong triều từ Huế ra công cán Hà Nội. Ông tự thao tác hết mọi công đoạn. Nghề nhiếp ảnh Việt Nam cũng được bắt đầu từ đây với ông Tổ chính là Đặng Huy Trứ. Cho đến nay, các tấm ảnh ông tự chụp cho ông vẫn còn được lưu giữ tại bảo tàng ở Pháp.

Từ đó, hàng năm cứ đúng vào dịp kỷ niệm ngày khai trương hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường tại phố Thanh Hà- Hà Nội do danh nhân Đặng Huy Trứ sáng lập; những nghệ sĩ nhiếp ảnh của Huế và các tỉnh thành lân cận lại cùng nhau tụ về từ đường họ Đặng làng Thanh Lương- xã Hương Xuân- huyện Hương Trà quê hương của ông để thành kính thắp nén nhang tưởng nhớ về ông Tổ của ngành nhiếp ảnh Việt Nam. Nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương hôm nay đón nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh từ nhiều nơi trong cả nước.Họ đến để tưởng nhớ đến người khai sinh ra nghệ thuật nhiếp ảnh của Việt Nam.

Không chỉ là nhà tiên phong trong nghệ thuật nhiếp ảnh, Đặng Huy Trứ còn là một nhà thơ và là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực. Nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã viết: “Đặng Huy Trứ cùng với Nguyễn Trường Tộ là những người trồng mầm khai hóa đầu tiên ở Việt Nam”.

Đặng Huy Trứ là người chủ trương phương châm thầy trò cùng học. Ông còn chủ trương mời thầy nước ngoài vào dạy các môn khoa học và cử sinh viên ra nước ngoài học tập. Ông phát huy thuần phong mỹ tục, tôn trọng di tích lịch sử văn hóa dân tộc. Về kinh tế ông cũng là người đầu tiên thực hiện việc hợp doanh giữa nhà nước và tư nhân theo phương châm “ công tư lưỡng lợi”… Ông là nhà tư tưởng lớn, chủ nghĩa yêu nước của ông là chủ nghĩa ái dân, thương yêu phụng sự dân nhờ người con phụng thờ cha mẹ…

Bức tượng danh nhân Đặng Huy Trứ đã được đặt trang trọng trong khuôn viên Trường THPT Đặng Huy Trứ. Đây là niềm tự hào của ngôi trường quê hương mang tên ông. Muốn dân được lợi cần quyền biến- Tội vạ riêng mang gá sợ gì. Đó là hai câu thơ mà nghệ sĩ Dương Đắc Cẩn đã cho khắc vào tượng danh nhân Đặng Huy Trứ. Tư tưởng, tình cảm, phẩm chất của Đặng Huy Trứ, người viết trang đầu cho lịch sử ngành nhiếp ảnh Việt Nam vẫn mãi song hành với cuộc sống hôm nay và là tấm gương sáng chiếu rọi để cho những người nghệ sĩ nhiếp ảnh sáng tạo có hồn hơn, có tâm hơn và gần gũi hơn với cuộc sống…

Theo Phi Tân (TRT)

tiếc gì 1 click để cho sao nếu thấy hay

Related posts

Thừa Thiên – Huế: Đạp xe gây quỹ cho trẻ em nghèo Việt Nam

Mr Hòa

Phân hiệu Đại học Huế tổ chức Cuộc thi Innovative Generation

Mr Hòa

Nhã nhạc cung đình Huế sẽ được giới thiệu đầu tiên tại ‘Đại lộ di sản’

Mr Hòa

Leave a Comment