Image default
Huế trong tôi Người Huế

“Giữ chút gì rất Huế đi em”

Booking.com

Xin mượn lời một bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Võ Tá Hân để nói về nhà giáo, nghệ nhân ẩm thực dân gian Hoàng Thị Như Huy. Chị hiện đang cư ngụ tại Lạc Tịnh Viên – nhà vườn nổi tiếng nằm bên bờ sông Bến Ngự mà bất cứ ai có dịp đến Huế đều muốn ghé thăm.

nghệ nhân ẩm thực dân gian Hoàng Thị Như Huy

Nhà giáo, nghệ nhân ẩm thực dân gian Hoàng Thị Như HuyVì thời gian gấp và lịch trình công việc của nghệ nhân Như Huy đã sắp kín nên cuộc gặp của chúng tôi diễn ra vào lúc 12 giờ trưa trong khuôn viên của Lạc Tịnh Viên – khu vườn yên vui đúng như tên gọi của nó. Giọng nói ngọt lịm, nghệ nhân Như Huy trò chuyện cùng tôi về đề tài ẩm thực Huế một cách say sưa.Chị đã ra mắt cuốn “Nghệ thuật ẩm thực Huế” dày đến 464 trang, biên soạn công phu với ba phần: nghệ thuật ẩm thực Huế; cách nấu các món Huế và những cảm xúc, hoài niệm của tác giả đối với những món ngon gia truyền Huế.

Trong đó, phần 2 với tựa đề “Lời xưa mẹ dạy” trình bày một cách rất chi tiết từ nguyên liệu, định lượng đến qui trình thực hiện của 180 món ăn cung đình và dân dã Huế. Chị lại có ba năm làm bếp trưởng khách sạn Sài Gòn – Morin (Huế) nên chắc chắn chị có rất nhiều dịp thể hiện những món ăn cung đình Huế.Tò mò, tôi hỏi chuyện về bữa ăn bình thường của gia đình chị liệu có nem công chả phụng, 5-7-10 món xa hoa như một bữa ăn cung đình thu nhỏ hay không, nghệ nhân Như Huy cười bảo: đúng là chị có nghiên cứu và biết nấu nhiều món ăn cung đình Huế nhưng hằng ngày để ăn những món đó thì không có điều kiện.Chị sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là nhà giáo nên không có nhiều tiền để ăn sung mặc sướng như nhiều gia đình khác.

Đến khi ra công tác, chị vì yếu thích mà lựa chọn nghề nhà giáo thanh bần. Chồng chị là một người khuyết tật nên cuộc sống gia đình cũng không dư dả gì. Bữa cơm hằng ngày chẳng bao giờ có cao lương mĩ vị nhưng vẫn cố gắng đảm bảo đủ chất và hợp khẩu vị, ngon miệng với từng thành viên.Để làm được điều đó, người phụ nữ trong nhà phải chú tâm đến sự tinh tế trong nấu nướng. Ví dụ luộc rau thì phải xanh, bày ra đĩa phải gọn gàng, đẹp mắt. Các cụ ta đã dạy “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” mà. Hay như khi nấu đồ hải sản thì có những bí quyết khử tanh. Ngay cả khi nấu bát canh rau đơn giản thôi nhưng cũng phải tỉ mỉ học hỏi để làm sao cho nó trong…

nghệ nhân ẩm thực dân gian Hoàng Thị Như Huy

Nghệ nhân Như Huy dạy nấu ăn cho người nước ngoàiĐồng lương nhà giáo hạn hẹp cũng không thể cho phép đi chợ hoang phí được nên người nội trợ phải biết tính toán bữa ăn sao cho hợp lý, vẫn đảm bảo dinh dưỡng mà không lạm vào chi tiêu. Ví như hôm nay ăn cá thì ngày mai ăn rau, ngày kia ăn thịt; đổi thực đơn để hôm nay xào, mai nấu sao cho bữa ăn hài hòa…Đồ ăn không cốt ở nhiều mà là ở sự ngon mắt, ngon miệng và cả tâm trạng của người thưởng thức.

Vì vậy, luôn giữ cho không khí gia đình vui vẻ, hòa thuận cũng khiến cho bữa cơm thanh đạm, giản đơn nhưng vẫn ngon miệng, thú vị hơn nhiều so với ê hề thịt cá mà người ăn lại cãi nhau hay bực tức…Nghệ nhân, đầu bếp tài hoa Như Huy tâm sự: chị không thích những món ăn đắt tiền, xa hoa mà lại thích những món ăn dân dã, đời thường. Chị kể công việc của chị có điều kiện đi nước ngoài nhiều (từ năm 1998 đến nay, chị đã có nhiều chuyến đi giới thiệu và dạy ẩm thực Việt Nam tại Pháp, Bỉ…). Ở nơi đất khách quê người, nhiều khi chị thèm những món ăn rất là “tội nghiệp”.

Ví như thèm một quả vả chấm ruốc, một cọng rau muống chấm với nước tôm kho đắng… Lúc ấy, người con gái Huế vốn là cựu sinh viên Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Huế lại cầm bút ghi lại những cảm xúc đầy chân thực đó.Có lần, chị nhận được cuộc điện thoại của một Việt kiều gọi tới nói rằng khi đọc bài viết của chị họ đã khóc. Quê hương trong lòng họ sống dậy mãnh liệt qua nỗi nhớ về những món ăn tưởng như rất đời thường mà mang đậm hồn cốt xứ Huế. Ấy là tô bún bò có những giọt ớt bồng bềnh trên đó. Là những miếng bánh bột lọc có con tôm nổi lên trong cái vỏ bánh trong veo…

Giản dị mà gần gũi, thân thương lắm!Từng được trao tặng rất nhiều bằng khen, giải thưởng như Huy chương ẩm thực quốc tế và Bằng công nhận thành viên danh dự Viện Hàn lâm ẩm thực Pháp, danh hiệu Giáo viên dạy giỏi Thừa Thiên – Huế, danh hiệu Người Phụ nữ Việt Nam vượt khó do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bình chọn (2007) vì chồng tật nguyền nhưng đã dũng cảm vượt qua tất cả, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ với gia đình và đất nước… nghệ nhân Như Huy đã đến tuổi nghỉ hưu từ 4 năm nay nhưng vẫn nhận được rất nhiều lời mời đi dạy thêm, làm thêm.

Ví như chị đang là hướng dẫn viên du lịch cao cấp của một công ty du lịch quốc tế có chi nhánh tại Huế. Nếu sáng nào không đi làm thêm thì chị dành thời gian tự học ngoại ngữ để phục vụ tốt hơn cho công việc. Buổi chiều là thời gian đi dạy học (chị là giáo viên dạy nấu ăn tại trường Trung học Nghiệp vụ du lịch Huế, giảng dạy về văn hóa ẩm thực tại trường Đại học Phú Xuân, Đại học Nông Lâm Huế, trường Trung cấp Du lịch Hải Phòng…). Còn buổi tối chị viết văn. Lịch trình một ngày của người phụ nữ tài hoa trọn đời đam mê với nghệ thuật ẩm thực xứ Huế và công việc trồng người có thể khiến nhiều người giật mình bởi ở tuổi của chị đáng lẽ đã nghỉ ngơi, vui thú điền viên. Hỏi, chị cười bảo bây giờ may mắn trí não của mình vẫn tiếp nhận tốt nên cái gì cần học thì học, cái gì mình biết thì truyền dạy cho học trò. Đó là niềm vui, là cuộc sống mà chị lựa chọn và theo đuổi suốt đời! 

Thu Hương

Nguồn: Daidoanket.vn

tiếc gì 1 click để cho sao nếu thấy hay

Related posts

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ, xanh mướt của Kinh thành Huế

Mr Hòa

Huế- điểm đến của những bộ phim điện ảnh và những hình ảnh đẹp như thơ

Mr Hòa

Tìm về một chút hương Huế xưa tại nhà vườn An Hiên dịp cuối năm

Mr Hòa

Leave a Comment