Tin tức Huế Huế 24h

Năm 2023, Thừa Thiên-Huế phấn đấu hoàn thành đề án xây dựng tỉnh thành TP trực thuộc trung ương.

Booking.com

Chủ tịch Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phương: 3 trụ cột để trở thành TP trực thuộc trung ương

Năm 2023, Thừa Thiên-Huế phấn đấu hoàn thành đề án xây dựng tỉnh thành TP trực thuộc trung ương. 148

Năm 2023, Thừa Thiên-Huế phấn đấu hoàn thành đề án xây dựng tỉnh thành TP trực thuộc trung ương.

Pháp Luật TP.HCM có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, về những thành tựu kinh tế – xã hội của tỉnh đã đạt được trong năm qua và mục tiêu để đưa TP lên TP trực thuộc trung ương vào năm 2023.

Thích ứng trước các thách thức

. Phóng viên: Thưa ông, năm 2022 là một năm khó khăn, làm cách nào mà Thừa Thiên-Huế đạt được các chỉ tiêu và vượt kế hoạch thu ngân sách đã đề ra?

+ Ông Nguyễn Văn Phương: Trong những tháng đầu năm 2022, đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại, cùng với xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, ảnh hưởng thời tiết bất thường, biến động giá cả… nên tỉnh đã đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, tỉnh đã thích ứng tốt trước các thách thức trên, triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của trung ương và thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi phát triển các ngành, lĩnh vực và hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh các dự án sớm đưa vào hoạt động.

Một số chỉ tiêu năm 2023

Trong năm 2023, Thừa Thiên-Huế phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 9%-10%; GRDP bình quân đầu người đạt 2.670-2.760 USD.

Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10%; thu ngân sách trên địa bàn đạt 13.000 tỉ đồng. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 12% trở lên; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 3,17%.

Có thêm ít nhất sáu xã đạt chuẩn nông thôn mới, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, sáu xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Tỉnh tập trung xây dựng dịch vụ đô thị thông minh, chính quyền điện tử và nâng cao chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh triển khai chương trình chuyển đổi số. Xây dựng và triển khai các phương án ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, thiết bị phục vụ sản xuất đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch quảng bá, tiếp cận thị trường; triển khai các gói kích cầu du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về cơ chế đặc thù phát triển Thừa Thiên-Huế.

Nhiều kỳ vọng về tầm vóc đô thị trực thuộc trung ương

. Thưa ông, tỉnh có những dự báo gì về những khó khăn, thách thức đang đặt ra trong năm 2023?

+ Năm 2023, dự báo tình hình thế giới, khu vực và trong nước sẽ có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, đặc biệt tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, xung đột Nga – Ukraine kéo dài… cùng với cuộc cách mạng 4.0 tiếp tục tác động mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội.

Dự báo kinh tế Thừa Thiên-Huế sẽ còn tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Cùng với đó là những hạn chế nội tại như quy mô của nền kinh tế còn nhỏ, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai…

Chưa hết, nhu cầu nguồn lực cho đầu tư phát triển để đạt mục tiêu sớm trở thành TP trực thuộc trung ương rất lớn, nhất là nguồn lực ưu tiên phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp và sản xuất nông nghiệp… trong khi cân đối nguồn lực của địa phương, hỗ trợ từ trung ương và huy động các nguồn lực khác còn nhiều khó khăn, hạn chế. Những điều này sẽ tác động trực tiếp đến tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh năm 2023.

Năm 2023, Thừa Thiên-Huế phấn đấu hoàn thành đề án xây dựng tỉnh thành TP trực thuộc trung ương.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: ND

. Trước những dự báo đó, tỉnh có những quyết sách gì để ứng phó, phát triển bền vững, thưa ông?

+ Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên-Huế đặt ra mục tiêu huy động tối đa nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư.

Tỉnh cũng sẽ hoàn thành đề án xây dựng Thừa Thiên-Huế trở thành TP trực thuộc trung ương, các đề án quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu xây dựng… phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, ổn định đời sống của nhân dân. Chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh.

Chúng tôi cũng sẽ chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới sáng tạo, xây dựng chính quyền số.

Dốc toàn lực xây dựng TP thuộc trung ương

. Năm 2023, tỉnh xác định sẽ hoàn thành đề án xây dựng Thừa Thiên-Huế trở thành TP trực thuộc trung ương, vậy cụ thể như thế nào?

+ Năm 2023 là năm rất quan trọng trong tiến trình thực hiện mục tiêu đưa tỉnh trở thành TP trực thuộc trung ương, đây cũng là năm mà tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ hoàn thiện các hồ sơ trình các bộ, ban ngành, Chính phủ.

Chính vì vậy, tỉnh sẽ dốc toàn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hướng đến đạt mục tiêu đề ra.

Do đó, tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch, ưu tiên quy hoạch tỉnh Thừa Thiên-Huế giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050; quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích cố đô Huế; quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên-Huế đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2065; các đề án phân loại đô thị.

Năm 2023, Thừa Thiên-Huế phấn đấu hoàn thành đề án xây dựng tỉnh thành TP trực thuộc trung ương.

TP Huế nhìn từ trên cao. Ảnh: ND

Cùng với đó là quan tâm phê duyệt các quy hoạch phân khu xây dựng; quy hoạch vùng huyện; rà soát, điều chỉnh kịp thời các quy hoạch không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Tập trung đầu tư hạ tầng các xã đạt tiêu chí trở thành phường, đô thị Phong Điền, đô thị Chân Mây… nhằm nâng cao chất lượng đô thị.

Tỉnh cũng sẽ tập trung nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm: Cầu qua cửa biển Thuận An, tuyến đường bộ ven biển, cầu qua sông Hương, đường Tố Hữu, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, đê chắn sóng Chân Mây. Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích kinh thành Huế, các dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ tái định cư… nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch.

Để trở thành TP trực thuộc trung ương, Thừa Thiên-Huế phải phát huy toàn bộ nội lực, huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, thiết chế văn hóa, xã hội, thiết chế đô thị, giao thông kết nối, công trình công cộng giúp người dân được thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần, học tập và làm việc trong môi trường tốt hơn, thuận lợi hơn.

. Xin cám ơn ông.

Ba trụ cột cho sự phát triển

. Thưa ông, ông có thể nói rõ về các trụ cột khi xây dựng Thừa Thiên-Huế thành TP trực thuộc trung ương?

Có thể nói gọn là Thừa Thiên-Huế đã có và sẽ tiếp tục phát triển trên ba trụ cột: Giá trị di sản cố đô, du lịch; khoa học, y tế, giáo dục chất lượng cao và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Cụ thể, Thừa Thiên-Huế được Bộ Chính trị định hướng xây dựng TP trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Đồng thời là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Chính vì vậy, Thừa Thiên-Huế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các trung tâm du lịch văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ; thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế gắn liền với hoạt động dịch vụ, giúp người dân nhanh chóng nâng cao thu nhập.

Ngoài ra, với vị thế của TP trực thuộc trung ương, Thừa Thiên-Huế thuận lợi hơn trong thu hút các nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lấp đầy các khu công nghiệp, khu kinh tế Chân Mây, Lăng Cô… từ đó kích thích phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất, kinh doanh; giúp giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của người dân.

Nguồn: PLO.VN /Tác giả: NGUYỄN DO thực hiện

tiếc gì 1 click để cho sao nếu thấy hay

Related posts

Tri hô đuổi “cát tặc”, người đàn ông bị chém trọng thương trong đêm

Mr Hòa

Phạt xả rác, tiểu bậy rất khó nhưng phải làm

Mr Hòa

Nguồn gốc tấm bản đồ bằng bạc tại Dinh III Bảo Đại

Mr Hòa

Leave a Comment