Image default
Huế 24h Tin tức Huế

Nghèo trên tiềm năng

Booking.com

Mãi nghèo trên tiềm năng du lịch là vấn đề đáng buồn của vùng đất nổi tiếng cả nước: Thừa Thiên – Huế. Với hơn 1.000 di tích, 5 di sản của nhân loại, bao nhiêu địa danh và câu chuyện ông Hoàng, bà Chúa thu hút sự quan tâm của du khách nhưng thu ngân sách của tỉnh này chỉ khoảng 7.800 tỉ đồng, trung ương phải cấp thêm cả ngàn tỉ đồng mới đủ chi.

mo rong hue huong thuan an san bay phu bai dulichhue
Đô thị Huế có thể sẽ được mở rộng gần gấp 5 lần hiện nay. (Ảnh: Khải Tuấn).

Với mức thu như trên, Thừa Thiên – Huế thuộc nhóm những tỉnh nghèo của cả nước. Tiềm năng của vùng đất này không còn gì để bàn cãi, có biển đẹp xây dựng được cảng nước sâu; có sân bay quốc tế Phú Bài được xây dựng từ thời Pháp; có kinh thành Huế và các điểm thu hút du lịch thuộc hàng đầu cả nước… Khoảng 20 năm trước, khi khởi công xây dựng cảng Chân Mây, lãnh đạo địa phương và cả lãnh đạo quốc gia kỳ vọng vùng đất này sẽ phát triển vượt bậc, thể hiện hết các tiềm năng sẵn có. Vậy nhưng đến nay, Thừa Thiên – Huế vẫn phát triển chậm chạp, không lo nổi chi tiêu địa phương thì rõ là câu chuyện buồn.

Trong hội nghị triển khai khai hiệp định Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương do Bộ Công Thương tổ chức tại Cần Thơ vào đầu năm 2019, ông Trần Quốc Trung, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, chỉ ra cả vùng ĐBSCL có 13 tỉnh, thành nhưng thu ngân sách chỉ bằng tỉnh Bình Dương (khoảng 50.000 tỉ đồng). Có một quỹ đất đai phì nhiêu mênh mông, được thiên nhiên ưu đãi về nguồn nước, điều kiện tự nhiên rất tốt, đặc thù du lịch sông nước hấp dẫn nhất nước, giáp cả một dải bờ biển bất tận nhưng kinh tế phát triển ì ạch, mức sống của người dân rất thấp là điều khó chấp nhận.

Tiềm năng thôi, chưa đủ. Năng lực điều hành của lãnh đạo các địa phương để đánh thức tiềm năng, vực dậy kinh tế địa phương, nâng mức sống của người dân mới là vấn đề cốt tử. Không thể cứ mãi đổ lỗi cho hạ tầng chưa phát triển, vướng mắc cơ chế chính sách, khó thu hút đầu tư… Những vấn đề này nói trong ngắn hạn 5-7 năm thì còn có thể chấp nhận, chứ kéo dài vài chục năm thì trở thành biện hộ.

Hãy nhìn Thái Nguyên, một tỉnh trung du miền núi ít lợi thế ở Bắc Bộ, có đến gần 50% diện tích là đất núi, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Sau 20 năm phát triển, nơi đây trở thành tỉnh trọng điểm về xuất khẩu, phát triển công nghiệp xếp trong nhóm đầu của các tỉnh phía Bắc. Thu ngân sách năm 2018 của tỉnh này vượt 15.000 tỉ đồng và hướng đến tự chủ ngân sách. Ấn tượng hơn, Quảng Nam – một tỉnh nghèo miền Trung – nay đã dựa vào du lịch và công nghiệp để trở thành một trong những tỉnh sung túc nhất khu vực này. Điểm qua sự phát triển của tỉnh này: năm 2000 thu ngân sách chỉ khoảng 500 tỉ đồng, đến năm 2016 gia nhập câu lạc bộ 15.000 tỉ đồng. Năm 2018 đã tự chủ ngân sách với nguồn thu gần 22.000 tỉ đồng. Con số đó đã minh chứng được phương hướng phát triển kinh tế đúng hướng của địa phương này.

Hãy thôi tự hào được sống trên vùng đất đất văn vật, tự hào với bao nhiều tiềm năng kinh tế, địa danh rực rỡ, trụ sở to đẹp…, bởi tất cả sẽ vô nghĩa nếu cứ hằng năm phải xin gạo cứu đói, trông chờ trung ương rót tiền chi tiêu. Lãnh đạo các địa phương hãy tự hào người dân có cơm ngon, áo đẹp, cuộc sống sung túc, bởi muôn đời đây là thước đo sự thành bại của các nhà quản trị xã hội.

Nguồn: Phạm Hồ/NLD.COM.VN

tiếc gì 1 click để cho sao nếu thấy hay

Related posts

Thừa Thiên Huế: Hơn 24.500 nhà dân đang ngập trong nước lũ

Mr Hòa

Chặn nhóm thanh niên mang hung khí đi giải quyết mâu thuẫn

Mr Hòa

Thừa Thiên- Huế: Ổ dịch tả lợn châu Phi bắt nguồn ở đâu?

Mr Hòa

Leave a Comment