Image default
Thắng cảnh Huế Địa điểm Huế

Non thiêng giữa hồ Truồi

Booking.com

Từ TP.Huế đi theo quốc lộ 1 khoảng 30km về phía Nam là đến cầu Truồi thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên – Huế). Từ đây phải đi chừng 10km nữa, du khách sẽ đến với khu du lịch Hồ Truồi nằm dưới chân dãy Bạch Mã hùng vĩ. Trên một ngọn đồi giữa lòng hồ Truồi, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã mới hoàn thành cách đây 4 năm nhìn xa như một đóa sen hồng bung cánh giữa làn nước xanh.

Toàn cảnh thiền viện Trúc Lâm - Bạch Mã nhìn từ bên này hồ Truồi

Toàn cảnh thiền viện Trúc Lâm – Bạch Mã nhìn từ bên này hồ TruồiCon đường nhỏ dẫn vào hồ Truồi đi giữa rừng cây cẩm lai xanh mướt mới trồng. Cuối đường là bến thuyền để đưa khách sang Thiền viện cách bờ 500m. Thuyền đi thật êm, thoáng cái đã tới nơi. Đoàn chúng tôi đến Huế vào những ngày mưa nên khi đứng dưới nhìn lên, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã như hiện ra từ trong làn sương mờ mờ kỳ ảo. Bước gần hơn một chút, trước mặt đã là 172 bậc tam cấp dẫn lên một cổng tam quan có mái uốn lên cong vút như hai cánh chim đang xòe ra giữa bầu trời xanh và in bóng xuống mặt nước hồ.

Đứng trên cổng tam quan nhìn xuống ai nấy cũng đều ngẩn ngơ trước một vùng mây nước mờ ảo trong sương.Năm 1932, kỹ sư công chánh M. Girard người Pháp đã khám phá ra núi Truồi và lần đến Bạch Mã để rồi nơi đây mọc lên một khu nghỉ dưỡng với 139 ngôi biệt thự tuyệt đẹp cùng chợ búa, bệnh viện…Sau chiến tranh, quần thể Bạch Mã bị tàn phá và tưởng như sẽ mãi ngủ yên. Nhưng rồi đỉnh núi có độ cao 1.450m đã thức dậy sau khi Vườn Quốc gia Bạch Mã được thành lập năm 1991. Giờ đây, thiền viện nằm trong lòng hồ và gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài hút mắt này lại điểm xuyết thêm một nét nên thơ, kỳ ảo cho xứ Huế. 

Một góc thiền viện Trúc Lâm – Bạch MãĐược Hòa thượng Thích Thanh Từ sáng lập, Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện đầu tiên của miền Trung tiếp nối dòng thiền từ Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Tây Thiên, Trúc Lâm Đà Lạt… Nhìn thoáng qua, du khách có thể nhận thấy cách kiến trúc khá giống nhau giữa các thiền viện vừa kể. Bước vào cổng tam quan là đến lầu trống, lầu chuông nằm hai bên, ở giữa là một khoảng sân rộng trồng kỳ hoa dị thảo.

Thiền viện có hai tầng, chánh điện nằm ở tầng trên. Khu tổ đường có tượng Bồ Đề Đạt Ma đứng giữa cao 3,5m, bên dưới là tượng ba vị tổ Trúc Lâm đang ngồi cao 2m. Tất cả đều bằng sa thạch. Khu chánh điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, bên phải chánh điện là nơi ở các tăng, ni. Tất cả đều in xuống lòng hồ trong xanh, lung linh bóng nước. Ngoài ba khu vực ngoại viện, tăng viện, ni viện, khách đứng trên cổng tam quan nhìn ra xa sẽ thấy hình một tượng Phật Thích Ca đang ngồi trên một đảo nhỏ xanh biếc giữa hồ. 

Đường đến Thiền viện không quanh co, có thể đi bằng phà hoặc đi bằng các phương tiện cơ giới vòng sau các ngọn đồi nhỏ đều có thể đến được.Đến với Trúc Lâm – Bạch Mã, du khách không chỉ có dịp thưởng thức một  không khí trong lành, yên tĩnh đậm chất Thiền mà còn sửng sốt khi tận mắt thấy “bộ ngựa một” với chiều rộng 2,2m, chiều dài 3,2m, dày 0,2m (nghe nói nó có giá đến 1,3 tỷ đồng do một tín chủ phát tâm cúng dường) được bài trí ngay trung tâm Tổ đường. Nhìn vẻ hùng vĩ và trang nghiêm của những chánh điện, tổ đường, trai tăng…những mái chùa cong vút in hình trên nền trời xanh làm cho con người có cảm giác như bị thu nhỏ, tan biến vào cõi không vô tận. 

Theo Hồ Ngọc Minh/đaioanket.vn

tiếc gì 1 click để cho sao nếu thấy hay

Related posts

Chùa Báo Quốc

Mr Hòa

Cung An Định

Mr Hòa

Lên đỉnh Bạch Mã

Mr Hòa

Leave a Comment