Image default
Bạn có biết ? Huế trong tôi

Tìm lời giải chuyện trấn yểm vùng đất thiêng chân núi Bạch Mã

Booking.com

Đi tìm lời giải chuyện trấn yểm ở vùng đất thiêng dưới chân núi Bạch Mã

Bài 1: Cặp Thạch Tượng – Quy Thạch trấn yểm vùng đất Cầu Hai?
(ĐSPL) – Từ đỉnh núi Túy Vân, nhìn xuống Cầu Hai như “lồng gương in trời. Nhìn về phía đông, đường chân trời biển Đông kéo dài dường như vô tận… Nhìn về phía Tây, núi Bạch Mã như chú kỵ mã đang xòe bờm trắng xóa, tung vó phi nước đại và đại ngàn Trường Sơn xanh ngút mắt… Dù được đánh giá là chốn “địa linh nhân kiệt”, nhưng bao đời nay vận hạn cứ bám lấy mảnh đất này…

“Ngài” rùa đá dưới chân đèo Đá Bạc

Nằm bên đường quốc lộ 1A, chạy dài từ khu vực Đá Bạc đến chân đèo Phú Gia thuộc địa phận huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên – Huế), đầm Cầu Hai như món quà của thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho con người. Chúng tôi xuống thuyền ở bến đò Cầu Hai, lênh đênh du ngoạn ngắm nhìn cảnh núi non, đầm phá, thuyền bè… Thuyền đi khoảng 30 phút là đến vùng đất cổ mà cách đây hơn 300 năm (năm 1961) chúa Nguyễn Phúc Chu nhân lên núi Túy Vân này thấy phong cảnh bốn phía là non nước, mây trời, cỏ cây và ruộng đồng xanh ngát đã cho lập trên đỉnh núi ngôi chùa nguy nga mang tên Túy Vân Tự. Ngày nay, mái chùa vẫn cổ kính, rêu phong, chuông chùa vẫn ngân nga vang vọng trong không gian tĩnh mịch, trầm lắng. Dưới ánh nắng gay gắt mà nước đầm Cầu Hai vẫn trong vắt, mát lạnh. Đến giữa đầm, bạn có cảm giác xung quanh mình là biển nước mênh mông.

 “Ngài” rùa đá ở đầm Cầu Hai.

Thế nhưng, điều khiến chúng tôi đặc biệt chú ý không phải là bức tranh thủy mạc hữu tình, mà là những tảng đá có hình thù cổ quái ngự trị dọc theo đầm Cầu Hai. Đầu tiên là hòn đá tảng ở khu vực Đá Bạc, nằm sau quán nhậu nổi tiếng nhất nhì xứ Huế – Gái Đẳng. Nhìn xa xa hòn đá chẳng khác nào hình thù một con rùa khổng lồ đang nhô mình lên khỏi mặt nước, chuẩn bị bò lên bờ. Cho thuyền cập bến, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự trùng hợp đến khó tin của tạo hóa. Hai khối đá một to, một nhỏ xếp chồng lên nhau. Khối đá to y như chiếc mai rùa trải rộng, còn khối đá nhỏ như một chiếc đầu rùa đang cố ngoi lên. Dưới mặt nước các tảng đá con xếp chồng, tựa như bốn chân của một con rùa khổng lồ.

Ông Trần Minh Đẳng (65 tuổi, trú xóm Quý Thạch, TT. Phú Lộc, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế), nguyên bộ đội về hưu, là chủ nhân căn nhà nằm sát với tảng đá hình rùa cho biết: “Hòn đá tảng mà quý vị nhìn thấy ở đây chẳng ai dám gọi bằng đá đâu mà phải gọi bằng “Ngài”. Không ai biết “Ngài” có từ khi nào, chỉ nghe các bậc tiền nhân đi trước kể lại rằng, “Ngài” vốn là một cụ rùa lớn, không biết vì lý do gì mà mắc cạn tại nơi này, sau đó hóa thành đá như ngày nay. Ngay cả cái tên của xóm Quy Thạch cũng được lấy nguyên văn từ “Ngài” rùa bằng đá. Đặc biệt hơn nữa là người làng bắt đầu cất đất lập nhà ở khu vực này, từ những năm 80 của thế kỷ trước. Lúc đó, “Ngài” chỉ nhỉnh hơn cái thúng và ở cách khá xa so với bờ. Tuy nhiên, mấy chục năm qua, “Ngài” cứ lớn dần rồi to như ngày nay và cũng không biết rằng Ngài có tiếp tục to lớn thêm nữa không?!”.

Nhiều người cho rằng “Ngài” Rùa ở đầm Cầu Hai cấu tạo từ đá sống, nên mới có khả năng như trên. Cũng có người cho rằng sự “phát triển” của “Ngài” rùa Cầu Hai có một bí ẩn tâm linh nào đó, hiện tại chưa thể lý giải được. Nhưng rất có thể nó liên quan đến vận mệnh của toàn bộ vùng đất này…?!

“Tuy nhiên “Ngài” không phải là tảng đá duy nhất có hình thù kỳ quái ở đầm Cầu Hai. Ngay dưới chân đèo Phước Tượng, có một tảng đá khác còn kỳ quái gấp nhiều lần”, ông Đẳng bật mí.

Bí ẩn “Ngài” Thạch Tượng cụt vòi trên đầm Cầu Hai

Theo lời chỉ dẫn của người lính già Trần Minh Đẳng, chúng tôi tiếp tục dong thuyền thẳng hướng đèo Phước Tượng. Chỉ khoảng hơn 10 phút sau, trước mặt chúng tôi dần hiện ra một tuyệt tác thiên nhiên khác của non nước Cầu Hai. Một tảng đá “khủng”, đen trùi trũi và bóng loáng. Đặc biệt, ở khoảng cách 20-30m như chỗ chúng tôi đang đứng quan sát thì nó chẳng khác nào một con voi đang di chuyển về phía bờ. Tuy nhiên, có lẽ chú voi này sẽ hoàn hảo hơn nếu có thêm một chiếc vòi ở phía trước.

Tiếp cận tảng đá có hình thù cổ quái này, chúng tôi mới vỡ lẽ, hóa ra con voi đá từng có… vòi. Cụ Nguyễn Thị Đào (84 tuổi, người làng Phước Tượng, Phú Lộc) cho biết: “Hòn đá này nằm đây bao lâu thì chẳng ai nhớ nữa. Ngay từ thời nhỏ cụ đã thấy tảng đá này ngự trị ở đầm Cầu Hai. Người làng Phước Tượng gọi tảng đá này là đá voi (thạch tượng), bởi hình dạng tự nhiên của đá chẳng khác nào một con voi bình thường. Đáng lẽ, đá voi cũng có vòi, nhưng một trận sét kinh hoàng vào năm 1979 đã đánh gãy vòi của voi đá. Đoạn vòi bị gãy hiện nay cũng nằm ngay dưới chân tảng đá voi bây giờ. Điều kỳ lạ hơn, là ngài Thạch Tượng trước kia cũng nằm khá xa, tận gần giữa đầm Cầu Hai nay cũng tiến sát gần bờ, chỉ vài bước chân nữa là có thể tiến lên bờ”.

Thạch Tượng – đá voi ở làng Phước Tượng.

Vốn chẳng theo ngạch nghiên cứu văn hóa, cũng chỉ bập bẹ đôi chút về phong thủy, tuy nhiên khi diện kiến “song thạch” Cầu Hai, một linh cảm nào đó rất mạnh, đã thôi thúc chúng tôi phải đi tìm lời giải cho sự hiện diện đầy bí ẩn của Quy Thạch và Thạch Tượng ở vùng đất này. Tuy nhiên, chúng tôi lặn lội khắp khu vực Cầu Hai hỏi thăm, chẳng một ai tường tận về vấn đề này. Những gì chúng tôi thu lượm được, chỉ là những mảnh ghép không đầu không cuối…

Trong lúc bế tắc định bỏ cuộc, chúng tôi may mắn gặp được anh Nguyễn Tiến Vinh, chuyên viên phòng VHTT huyện Phú Lộc. Anh Vinh đã tiết lộ một thông tin vô cùng quan trọng: “Biết rõ về chuyện cặp tượng đá tự nhiên, ngự trị trên đầm Cầu Hai chỉ còn lại hai người. Một người năm nay ngoài 60 tuổi, không nhớ họ chỉ biết tên là Minh, vốn là một cán bộ Công an tỉnh Bình Trị Thiên cũ, nay đã về hưu và hiện đang sống tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Người còn lại là ông Võ Đình Diệu, làm trong ngành y, người gốc Cầu Hai, nhưng hiện đang sinh sống và làm việc tại quận Thanh Khê (TP.Đà Nẵng). Nghe nói ông Diệu có mở một tiệm thuốc Tây gần siêu thị BigC ở Đà Nẵng… Còn địa chỉ cụ thể thì rất tiếc lâu quá mình cũng không nhớ…”.

Anh Nguyễn Tiến Vinh – người cán bộ nặng lòng với văn hóa Cầu Hai.

Lập tức chúng tôi trở ngược lại Huế để tìm ông cán bộ công an mà anh Vinh nhắc tới. Tuy nhiên, địa bàn thị xã Hương Trà quá rộng, chỉ duy nhất một cái tên không đủ để chúng tôi “truy” được người cần gặp. Không nản lòng, ngay tối hôm đó chúng tôi bắt xe khách vào TP. Đà Nẵng với hy vọng sẽ tìm được ông Võ Đình Diệu để tìm hiểu mọi chuyện xung quanh đầm Cầu Hai.

Theo NGUYỄN HƯNG

Nguồn: ĐSPL

tiếc gì 1 click để cho sao nếu thấy hay

Related posts

Ý Nhi – thí sinh Hoa Hậu Việt Nam cực giỏi tiếng Anh, từng giành Hoa khôi Đại học Huế 2020

Mr Hòa

Hai học sinh Huế xin bã mía về làm hộp chống thấm

Mr Hòa

Huế mong manh sắc tím trời thu

Mr Hòa

Leave a Comment