Image default
Huế 24h Văn hóa & Lễ hội

TP. Huế: Phát triển kinh tế dựa trên giá trị di sản, văn hóa, cảnh quan

Booking.com
TP. Huế được xác định là trục đô thị trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai, là nơi giữ gìn, bảo tồn và phát triển các di sản, di tích, văn hóa Huế…, đồng thời là cực kết nối với các đô thị vệ tinh, vùng đầm phá, biển, trung du… để phát triển kinh tế một cách toàn diện. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương có cuộc trao đổi với ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành ủy Huế.

Xin ông cho biết, đặc trưng của đô thị Huế trong tầm nhìn phát triển trong thời gian tới?

Định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Bộ Chính trị đưa vào Nghị quyết 54 – xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Hiện nay, một phần các nội dung trong đó được TP. Huế triển khai, như mở rộng thành phố Huế. Trên cơ sở đó, TP. Huế tham mưu cho tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Xây dựng đề xuất phát triển TP. Huế theo hướng tập trung vào phần lõi của thành phố hiện nay, phát triển trên cơ sở tôn trọng di sản và tạo điều kiện cho di sản phát triển, cả di sản vật thể và di sản phi vật thể. Chúng ta cũng đang triển khai di dời, giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế, và tiến tới sẽ khai thác du lịch khu vực này một cách hợp lý vào việc phát triển văn hóa, du lịch.

TP. Huế: Phát triển kinh tế dựa trên giá trị di sản, văn hóa, cảnh quanÔng Phan Thiên Định – Bí thư Thành ủy HuếSong song với đó, thành phố cũng triển khai cải tạo, nâng cấp tất cả các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, tuyến phố dọc hai bờ sông Hương, quanh khu vực kinh thành… để tạo thành những tuyến phố đi bộ, ẩm thực vào ban đêm phục vụ cho khách du lịch cũng như tạo việc làm, thu nhập thêm cho người dân.

Thành phố đã và đang tiến hành chỉnh trang đường đi bộ dọc hai bờ sông Hương đoạn từ cầu Dã Viên đến chùa Thiên Mụ, phía bờ nam từ cầu Dã Viên đến dọc đường Bùi Thị Xuân. Ngoài ra, thành phố cũng đã chuẩn bị triển khai dự án cho Koica tài trợ về chỉnh trang, xây dựng đường đi bộ công viên cồn Dã Viên, đưa công viên này thành trung tâm văn hóa, giao lưu để tạo động lực chung cho toàn bộ các tuyến đường dọc bờ sông Hương.

Thành phố tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, thoát nước để đảm bảo tốt nhất các điều kiện sinh hoạt về giao thông, sinh hoạt của người dân.

Trong góc nhìn giữa thành phố hiện tại và thành phố mở rộng, chủ trương tập trung ở phần lõi tức là tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp khai thác, phát huy được các giá trị văn hóa, lịch sử đang có. Tạo ra các không gian cộng đồng để cho các hoạt động nghệ thuật có điều kiện triển khai. Đối với phần mở rộng, thành phố sẽ di chuyển dần các nút giao thông, các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo, trường học… được di chuyển ra phần mở rộng mới. Tiếp tục di dời các cơ quan nhà nước ở các trục đường chính, di chuyển về khu đô thị mới An Vân Dương để tạo không gian tốt hơn cho việc khai thác phát triển thành phố với tính chất là thành phố di sản.

Các thiết chế của thành phố sẽ được nghiên cứu, phát triển theo hướng đô thị vị nhân sinh, tức là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho con người càng gắn bó và sinh hoạt với nhau.

TP. Huế: Phát triển kinh tế dựa trên giá trị di sản, văn hóa, cảnh quanPhát triển đô thị Huế dựa trên giá trị bảo tồn và phát huy giá trị di sản, khơi dậy văn hóa của Huế vốn cóXác định Huế là thành phố di sản, vậy để có sự phát triển toàn diện về kinh tế cũng như bảo tồn và phát huy giá trị di sản thì cần có những định hướng như thế nào, thưa ông?

Huế hiện có giá trị di sản khổng lồ, tuy nhiên việc khai thác giá trị đó và việc phát triển kinh tế như thế nào đang gặp phải nhiều khó khăn. Lâu nay chúng ta chỉ mới khai thác mở mức độ tham quan các điểm di tích, thưởng thức một số di sản phi vật thể. Tuy nhiên tất cả các điều đó chưa đủ để toát lên được phần rất nhỏ về tính di sản của Huế đang có. Tới đây tỉnh cũng như thành phố đang đặt ra nhiệm vụ là phải tạo ra không gian, môi trường để thúc đẩy kinh tế sáng tạo dựa trên giá trị di sản, văn hóa và cảnh quan của Thừa Thiên Huế. Sự sáng tạo cộng với nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào về di sản văn hóa lịch sử này sẽ tạo sức hút cho Huế. Đây cũng là cái nôi cho những ý tưởng sáng tạo cho những người hoạt động nghệ thuật, cũng như trên tất cả các lĩnh vực có tính chất nhà kinh tế sáng tạo. Đó là những hướng phát triển “đường dài” cho sự phát triển kinh tế của Huế sau này.

Vậy TP. Huế sẽ thực hiện những giải pháp gì để thể hiện vai trò là thành phố trung tâm, thưa ông?

Vấn đề của TP. Huế không phải đặt ra đóng góp kinh tế lớn cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Để phát triển kinh tế thì tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung phát triển công nghiệp, tất nhiên là công nghiệp không ảnh hưởng đến môi trường, phù hợp với sự phát triển của thành phố. Chẳng hạn như tại Khu kinh tế Chân Mây, Khu công nghiệp Phú Bài, Phong Điền đang là những nơi thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp của tỉnh. Vai trò của TP. Huế là phải bảo tồn, phát huy và khơi dậy trở lại những giá trị văn hóa mà Huế vốn có, làm cho Huế sống dậy tất cả các giá trị đó, chứ không phải các giá trị nằm trên sách vở.

Thành phố phải là nơi đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh để cung cấp nhân lực cho các khu vực phát triển kinh tế của địa phương.

TP. Huế: Phát triển kinh tế dựa trên giá trị di sản, văn hóa, cảnh quanXây dựng đô thị Huế là nơi đáng sống, là điểm đến của các nhà đầu tư, nghiên cứu, chuyên gia, khách du lịch…TP. Huế là đô thị để các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu đến ở và sinh hoạt, phục vụ cho quá trình sáng tạo và phát triển đó. Huế cũng là đầu mối giao thương của tỉnh Thừa Thiên Huế với tất cả các nước và các tỉnh thành phố trong khu vực. Tất nhiên Huế cũng phải là nơi đáng sống để người dân, nhà đầu tư, du khách đến du lịch và sinh sống.

Xin cảm ơn ông!

Ngày 18/12/2020, Báo Công Thương phối hợp với Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Bất động sản gắn với đô thị di sản Huế”. Hội thảo sẽ là nơi trao đổi, góc nhìn của nhà quản lý, các chuyên gia, nhà đầu tư… trên lĩnh vực bảo tồn và phát triển di sản Huế, phát triển di sản gắn với bất động sản…; những định hướng, chiến lược của Thừa Thiên Huế khi thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn: Nguyễn Tuấn/congthuong.vn

tiếc gì 1 click để cho sao nếu thấy hay

Related posts

Chủ tịch tỉnh cùng giám đốc sở đột xuất đi dự giờ lớp tiểu học

Mr Hòa

Tử tế với môi trường là tự bảo vệ mình

Mr Hòa

Tài xế không bằng lái điều khiển xe khách đưa đón 40 học sinh ở Huế

Mr Hòa

Leave a Comment