Địa điểm Huế Làng nghề Huế

Nghề nặn tượng ông Táo

Booking.com

Tượng ông Táo được người dân đúc từ đất sét bằng khuôn gỗ lim, sau đó tô màu đặc sắc. 

Nghề nặn tượng ông Táo 171

Những ngày cuối tháng chạp, gia đình ông Võ Văn Nam, 56 tuổi, ở thôn Địa Linh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tất bật đúc tượng ông Táo phục vụ tục cúng đưa ông Táo về trời (ngày 23 tháng chạp âm lịch) của người dân địa phương.

Ông Nam là đời thứ năm theo nghề nặn tượng ông Táo truyền thống của gia đình. Ngoài ra, ba người anh em của ông nhiều năm nay vẫn mưu sinh bằng nghề đúc tượng ông Táo.

Nghề nặn tượng ông Táo 173

Để có nguyên liệu đúc tượng, từ tháng 7-8 âm lịch, ông Nam đã đi tìm mua đất sét ở nhiều nơi về đãi sạch, ủ trước nhà. Từ đầu tháng 10 âm lịch, các thành viên trong gia đình ông Nam chuẩn bị nguyên liệu đúc tượng ông Táo. Mỗi buổi sáng, bà Hoàng Thị Lượng, vợ ông Nam ra làm đất, đưa đất sét đã ủ vào cho con gái đúc tượng.

Nghề nặn tượng ông Táo 175

Để việc nặn tượng ông Táo diễn ra nhanh hơn và tạo ra nhiều sản phẩm, gia đình ông Nam đã tạo khuôn gỗ lim.

Nghề nặn tượng ông Táo 177

Các thành viên trong gia đình sẽ luân phiên đúc tượng ông Táo. Đầu tiên, người đúc rải vào khuôn gỗ lim một ít tro để chống dính, sau đó đưa đất sét dẻo vào khuôn và dùng dây cước gạt. Tượng sẽ được phơi nắng trước khi đưa vào lò nung.

Nghề nặn tượng ông Táo 179

Tượng ông Táo được xếp chồng lên nhau trong lò nung.

Nghề nặn tượng ông Táo 181

Để tượng không bị nứt nẻ thay vì dùng củi, gia đình ông Nam dùng vỏ trấu để nung tượng. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng.

Nghề nặn tượng ông Táo 183

Là người có kinh nghiệm nhất trong gia đình, ông Võ Văn Nam phụ trách việc nung tượng ông Táo. Mỗi bức tượng đưa ra khỏi lò nung được chọn lựa, quan sát kỹ.

“Nhiệt độ lò nung sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tượng. Việc quan sát, chọn kỹ từng tượng để tránh tình trạng ông Táo chưa nung kỹ bị gãy”, ông Nam nói.

Nghề nặn tượng ông Táo 185

Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung có màu đỏ gạch, được vệ sinh lớp tro bám bên ngoài.

Nghề nặn tượng ông Táo 187

Khâu cuối cùng và quan trọng nhất – sơn màu, vẽ trang trí tượng. Công đoạn vẽ ông Táo được ông Nam giao cho con cái phụ trách.

Nghề nặn tượng ông Táo 189

Là người khéo tay, tinh mắt nên anh Bôn (trái), con rể ông Nam phụ trách việc vẽ râu, tóc, mắt cho ông Táo. Những bức tượng đã tô màu được đóng vào bao nylon chờ thương lái đến nhận.

Nghề nặn tượng ông Táo 191

Để phục vụ tục cúng đưa ông Táo về trời đón Tết Tân Sửu, gia đình ông Nam dự kiến cho ra lò khoảng 50.000 tượng ông Táo. Mỗi bức tượng được thương lái thu mua 5.00-1.000 đồng.

Theo phong tục của người Việt, vào ngày 23 tháng chạp, người dân sẽ làm lễ cúng đưa ông Táo về trời. Tượng ông Táo cũ sẽ được đưa ra để các miếu hoặc gốc cây cổ thụ, điểm cao. Tượng ông Táo mới được đưa về thờ trên gian bếp.

Nguồn: Võ Thạnh/Vnexpress.net

5/5 - (1 bình chọn)

Related posts

Ngắm những chiếc lồng chim giá “ngàn đô” ở cố đô Huế

Mr Hòa

Ô Lâu, dòng sông của những ngôi làng cổ

Mr Hòa

Đình Phú Xuân

Mr Hòa

Leave a Comment