Image default
Di tích Huế Địa điểm Huế

Cửu vị thần công

Booking.com
Hai bên Quãng trường Ngọ Môn, dưới chân  Kỳ Đài Huế, có 9 khẩu đại bác cổ bằng đồng rất lớn,  bên phải 5 khẩu,  bên trái 4 khẩu . Đó là 9 khẩu súng thần công, mà người Huế thường gọi với một cái tên sang trọng là Cửu Vị Thần Công.
Cửu vị thần công
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, khi lên ngôi, vua Gia Long liền cho các nghệ nhân đương thời tập trung tất cả các binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công để làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình. Công việc đúc chính thức từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804.
Cửu vị thần công
Chín khẩu thần công được đánh giá là một trong những tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao. Cửu vị thần công xưa được đặt dưới chân Hoàng Thành, trước cửa Ngọ Môn – kinh thành Huế. Đến đời vua Khải Định, chúng được dời ra tại vị trí như ngày nay.
Cửu vị thần công
Mỗi khẩu dài 5,1 m và nặng khoảng 17.000 cân. Phía dưới các khẩu thần công là giá súng và bệ súng cũng được chạm trổ cực kỳ công phu và tỉ mỉ. Tên bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Ðông và ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ được dùng để đặt tên cho 9 khẩu súng.
Cửu vị thần công
Đại bác Thần công có mâm xoay nòng như pháo hiện đại. Ở trên súng có ghi rõ cách bắn như sau : Muốn bắn phải nạp 4 lớp thuốc súng. Lớp đầu 30 cân thuốc súng cộng 40 cân đất ; lớp thứ hai 30 cân thuốc súng cộng 105 cân đất; lớp ba: 40 cân thuốc súng cộng 120 cân đất ; lớp cuối cùng 20 cân thuốc súng để bắn trái đạn. Muốn bắn mạnh hơn thì gia tăng thuốc súng lớp thứ tư, tối đa 30 cân sẽ đạt mức công phá mạnh nhất. Các hòn đạn Thần Công chế bằng đồng pha hoặc bằng gang, dài 5 tấc 2 phân, nặng 92 cân.
Cửu vị thần công
Xung quanh Cửu Vị Thần Công có nhiều huyền thoại thiêng liêng. Ngày xưa dân kinh đô Huế ai đi qua trước súng phải ngả nón cúi chào như chào một vị Thần, vì súng có ‘”uy dũng ngang với thần linh”. Chuyện kể rằng có đứa trẻ tò mò, trèo lên xem miệng nòng súng bị súng nuốt mất tăm! Ngày trước nơi đặt súng người ta lập bàn thờ sang trọng để thờ Thần Súng. Nhà vua phải cấp tiền để cúng thần súng. Lễ cúng diễn ra tại Đại Nội trong phòng của Hộ vệ vào các ngày mùng Một và Rằm hàng tháng, có đặt bài vị Thần Công.
Trọng lượng “Cửu vị thần công” được tính theo cân – theo Hệ đo lường cổ của Việt Nam, trọng lượng được cân trong khi làm và được khắc trực tiếp trên thân súng.
* Súng thứ 1: Xuân, nặng 17.700 cân
* Súng thứ 2: Hạ, nặng 17.200 cân
* Súng thứ 3: Thu, nặng 18.400 cân
* Súng thứ 4: Ðông, nặng 17.800 cân
* Súng thứ 5: Mộc, nặng 17.000 cân
* Súng thứ 6: Hoả, nặng 17.200 cân
* Súng thứ 7: Thổ, nặng 18.800 cân
* Súng thứ 8: Kim, nặng 17.600 cân
* Súng thứ 9: Thủy, nặng 17.200 cân
Mang tiếng là “thần công”, là súng nhưng chúng chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà là chỉ mang tính cách tượng trưng dùng để bảo vệ kinh thành như những vị thần linh.
Cửu vị thần công
Cửu Vị Thần Công đến nay vẩn uy nghi trước kinh thành Huế, là nhân chứng thu hút khách du lịch, đồng thời là chứng tích lịch sử một thời, đồng thời tượng trưng cho tài nghệ đúc đồng của người Việt Nam đầu thế kỷ XIX.
Nguồn: Sưu tầm
tiếc gì 1 click để cho sao nếu thấy hay

Related posts

Ở Huế vẫn còn đó một nỗi nhớ Thôn Vĩ Dạ

Mr Hòa

Khám phá di tích Quốc Tử giám triều Nguyễn còn vẹn nguyên ở cố đô Huế

Mr Hòa

Nhìn từ An Lăng

Mr Hòa

Leave a Comment