Image default
Di tích Huế Địa điểm Huế

Tàng Thư Lâu

Booking.com

Lầu Tàng Thơ (Tàng Thư lâu) là một trong những kho lưu trữ tài liệu quốc gia của triều đình Nguyễn. Tàng thư lâu là một công trình xây dựng trên hồ Học Hải, Huế vào năm 1825.

ban do kinh thanh hue, so do kinh thanh hue, ban do hue

Chỉ dẫn Tàng Thơ Lâu qua sơ đồ kinh thành Huế – Internet

Theo sách Đại Nam Thực Lục và Đại Nam Nhất Thống Chí cho biết, Lầu Tàng Thơ được xây dựng vào mùa hè năm 1825. Tòa nhà được xây dựng bằng gạch, đá, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian 2 chái trên hòn đảo hình chữ nhật giữa hồ Học Hải, cạnh hồ Tịnh Tâm. Đảo nằm giữa hồ nước chỉ nối với đất liền bằng một chiếc cầu đá. Không gian thoáng đãng và đẹp đẽ. Để xây dựng công trình, triều đình Huế đa điều 1000 binh lính, giao cho Thự thống chế Đoàn Đức Nhuận điều khiển việc thi công. Sau khi xây dựng xong, nhà vua đã lệnh cho các quan chuyên trách kiểm kê, sổ sách, chọn ngày lành, chuyển đến tầng trên của tòa nhà tàng trữ tại đây…

Tàng Thư Lâu 151

Theo tài liệu thời Nguyễn thì tất cả sổ sách của sáu bộ và các nha tại kinh đô sau mỗi năm đưa đến đây để lưu giữ. Sổ sách của bộ Hộ, chỉ riêng số điền bạ thời Gia Long và Minh Mạng ở đây đã lưu giữ được 12.000 tập. Đây quả là kho tư liệu quí giá, giống như Cục lưu trữ của chúng ta sau này. Việc thiết kế xây dựng cho đến chức năng sử dụng của nó đã chứng tỏ cái nhìn khoa học và ý thức gìn giữ di sản văn hóa của vua và triều đình Minh Mạng. Nền nhà ở tầng dưới đươc rải chất lưu huỳnh để trừ khử mối mọt, kiến, gián. Tầng chứa tư liệu ở trên trổ nhiều cửa, chung quanh xây lan can thưa thoáng để tránh ẩm mốc.

Lầu Tàng Thơ được xây bằng đá, gạch, xung quanh lại cho đào hồ sâu, xây tường quanh bờ hồ. Tòa nhà nằm biệt lập giữa mặt hồ nước để tránh sự lây lan của hỏa hoạn và cũng là để bảo vệ các tư liệu gốc của quốc gia, giúp ích cho đương thời và cả các thế hệ sau.

Lầu Tàng Thơ đã làm tròn nhiệm vụ văn hóa mà triều đình giao phó cho trong gần 120 năm, từ 1826 – 1945. Từ sau 1945, triều Nguyễn bị lật đổ, cơ quan lưu trữ này cũng ngừng hoạt động. Chiến tranh diên ra mấy chục năm triền miên, thêm vào đó là sự quan tâm thiếu đúng mức vì không thấy hết giá trị của nguồn tư liệu đồ sộ này nên cả khối lượng sách khổng lồ của triều Nguyễn tàng trữ ở Lầu Tàng Thơ đã thất thoát hết. Ngày nay, viếng thăm nơi đây chỉ là để ngắm phong cảnh, tìm hiểu cốt cách kiến trúc của một công trình cũng khá độc đáo của cố đô thân yêu.

Nguồn: Lê Văn Phúc

tiếc gì 1 click để cho sao nếu thấy hay

Related posts

Nét đẹp cổ kính ngôi trường hơn 100 năm tuổi bên dòng Hương Giang

Mr Hòa

Cung An Định: Di sản kiến trúc cố đô Huế

Mr Hòa

Thác trượt dưới chân núi Bạch Mã

Mr Hòa

Leave a Comment