Image default
Địa điểm Huế Di tích Huế

Tham quan Huế – Vòng ngoài Kinh thành

Booking.com

Núi Ngự Bình có hình dáng như một tấm bình phong che chắn phía Nam là phía trước mặt của kinh Thành Huế. Núi Ngự – Sông hương là những địa thế phòng thành cho Kinh thành. Phía bên phải Kinh thành là Cồn Bạch Hổ, bên trái là Cồn Hến, với địa thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ.

 

Tham quan Huế - Vòng ngoài Kinh thành 163

Phú Văn Lâu nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế trước mặt Kỳ đài được xây dựng năm 1819 dưới thời vua Gia Long dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà Vua và triều đình hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Hiện nay nằm sát đường Lê Duẩn ( đường Quốc lộ 1A đi qua Thành phố Huế).

Toà Thương Bạc nằm trên bờ Nam sông Hương được vua Tự Đức cho xây dựng năm 1836 dùng để tiếp đón các sứ thần và là nơi làm việc hàng ngày của các quan lo việc ngoại giao.

Võ Miếu được xây dựng từ tháng 9 năm Ất Mùi (1935) thời Minh Mạng tại làng An Ninh, huyện Hương Trà phía bên trái Văn miếu, trước mặt là sông Huơng,nơi thờ phụng các danh Tướng, những Tiến sĩ đỗ trong 3 khoa và những danh Tướng Trung Quốc

Tham quan Huế - Vòng ngoài Kinh thành 165

Văn Miếu được chính thức xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long. Miếu được xây dựng uy nghi đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế. Văn Miếu Huế hay Văn Thánh Huế là cách gọi tắt của Văn Thánh Miếu được xây dựng tại Huế. Trên 32 tấm bia đá tại Văn Thánh Huế, có ghi họ tên, tuổi tác và quê quán của 293 vị tiến sĩ.

Tham quan Huế - Vòng ngoài Kinh thành 167

Đàn Nam Giao là nơi các vua Nguyễn tế trời, được đặt tại làng An Ninh vào năm 1803, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía Nam của Kinh Thành – nay là địa phận phường Trường An, thành phố Huế ( nằm cuối con đường Điên Biên Phủ, đây là con đường thẳng hướng với Kỳ Đài Huế, nếu đứng ở Đàn Nam Giao nhìn thẳng theo đường Điện Biên Phủ bạn sẽ bắt gặp Kỳ Đài Huế ). Đây là đàn tế trời duy nhất ở Việt Nam ( và của cả Đông nam Á) còn khá nguyên vẹn, với rừng thông xanh bao bọc xung quanh.

Tham quan Huế - Vòng ngoài Kinh thành 169

Hổ Quyền tọa lạc tại địa phận thôn Trường Đá, xã Thủy Biều, thành phố Huế. Đây thực sự là một chuồng nuôi hổ. Song bên cạnh đó, nó còn là một đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ ngày xưa.

Điện Voi Ré nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây Nam, cách Hổ Quyền 400m,trên địa phận thôn Trường Đá, xã Thuỷ Biều,TP. Huế, là chứng tích một thời của đội Kinh tượng nhà Nguyễn, vốn để thờ các vị thần bảo vệ và thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn đã lập nên nhiều công lao.

Tham quan Huế - Vòng ngoài Kinh thành 171

Nghênh Lương Đình là một công trình nằm trên trục dọc từ Kỳ Đài ra đến Phú văn Lâu xây dựng dưới triều Vua Tự Đức (1852) dùng làm nơi nghỉ chân của nhà Vua trước khi xuống bến sông để lên thuyền Rồng hoặc làm nơi hóng mát.

Tham quan Huế - Vòng ngoài Kinh thành 173

Cung An Định toạ lạc bên bờ sông An Cựu, xưa thuộc phường Đệ Bát,nay tại số 67 đường Phan Đình Phùng – Huế. Là cung điện riêng của Vua Khải Định từ khi còn là Thái Tử đến khi làm Vua,sau này do Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị

Theo Nguyễn Văn Liêm

Nguồn: ngvliem.tk

tiếc gì 1 click để cho sao nếu thấy hay

Related posts

Về Đầm Chuồn xứ Huế

Mr Hòa

A Nôr, dải lụa giữa đại ngàn

Mr Hòa

Chùa Diệu Đế

Mr Hòa

Leave a Comment